PHÁP LÝ TẠI TỈNH GIA LAI
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vị trắ, vai trò của thực hiện pháp luậtvề trợ giúp pháp lý về trợ giúp pháp lý
Nhận thức đầy đủ, đúng đắn bản chất của vấn đề là nhân tố trước tiên để giải quyết có hiệu quả vấn đề, bởi vậy, THPL về TGPL cần phải có nhận thức đúng đắn, khoa học mới tổ chức và thực hiện có kết quả, cụ thể là:
Một là, nhận thức đúng đắn về vị trắ, vai trò của người được TGPL
trong xã hội và trong THPL về TGPL, tập trung phần lớn ở người dân tộc thiểu số Gia Rai, Ba Na...
Để có được nhận thức đúng đắn về vị trắ, vai trị của người được TGPL cần làm tốt cơng tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về TGPL và các chủ thể. Nhà nước cần tạo lập khuôn khổ pháp lý kết hợp với những đặc thù về dân số, phong tục tập quán của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, điều tiết nguồn lực để người được TGPL có cơ hội tiếp cận với công lý, được nắm bắt đầy đủ thông tin pháp luật.
Cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực làm chủ cho người được TGPL; hỗ trợ, giúp đỡ họ tham gia vào quá trình hoạch định chắnh sách, pháp luật, quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Người được TGPL phải đóng góp vào q trình THPL về TGPL, biết tận dụng và thụ hưởng đầy đủ chắnh sách mà Nhà nước tạo lập cho họ.
Chắnh vì vậy, THPL về TGPL phải được coi là công việc của chắnh người được TGPL. Chắnh họ phải tự nhận thức đầy đủ về vị trắ, vai trò, trách
nhiệm của mình đối với xã hội, với Nhà nước, với công việc nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật, năng lực sử dụng pháp luật. Để từ đó, họ phải tắch cực học tập tìm hiểu nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật tiến đến tinh thần thượng tôn pháp luật không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và xã hội.
Hai là, nhận thức đúng đắn về về trắ, vai trò của pháp luật đối với người
được TGPL và THPL về TGPL.
Với một tỉnh miền núi Tây Nguyên THPL về TGPL không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức pháp luật mà đây chắnh là quá trình giúp họ,nhất là người dân tộc thiểu số khẳng định vị thế của mình với tư cách là một chủ thể trong xã hội, phá bỏ tắnh cách biệt của làng, xã truyền thống giúp họ được thể hiện chắnh kiến, quan điểm và bày tỏ thái độ đối với xã hội; có cơ hội tiếp cận, sử dụng và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật một cách mềm dẻo, linh hoạt để bảo đảm công bằng, trật tự xã hội và xây dựng văn hóa pháp luật trong cộng đồng dân cư, một khi mà pháp luật chắnh là công cụ, vũ khắ để bảo vệ con người, quyền con người trong xã hội, nhất là đối với những người dễ tổn thương trong cộng đồng là khát vọng cháy bỏng của nhân loại tiến bộ thì việc giải quyết tốt vấn đề quyền tiếp cận pháp luật cần được xác định là tiêu chuẩn, là thước đo để đánh giá mức độ tiến bộ, dân chủ, văn minh của một xã hội và chế độ nhà nước.
Tiếp tục đổi mới tư duy trong hồn thiện chắnh sách pháp luật nói chung và về TGPL nói riêng. Các chắnh sách pháp luật được ban hành cần phải tập trung vào các người được TGPL, người dân tộc thiểu số, vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, bảo đảm cơng bằng, phát huy tắnh tắch cực của chương trình TGPL; nâng cao năng lực pháp luật của chủ thể người được TGPL; không bao cấp mà tập trung truyền thông, giúp người được TGPLchủ động tiếp cận pháp luật. Các chắnh sách hỗ trợ nâng cao nhận thức pháp luật của người dân cần đầu tư theo trọng điểm dựa trên nguyện vọng có thực của người được TGPL, do chắnh người thực hiệnTGPL thực hiện và người được
TGPL trực tiếp thụ hưởng. Từng nhóm đối tượng người được TGPL khác nhau sẽ có các chắnh sách hỗ trợ khác nhau, không cào bằng, đánh đồng; cần có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ trực tiếp, kịp thời để hỗ trợ chongười được TGPLtrong các trường hợp xảy ra vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ắch hợp pháp của nhiều người, vụ việc phức tạp, vụ việc kéo dài, đặc biệt là các vi phạm do các cơ quan nhà nước, tổ chức gây ra cho người được TGPL. Nhưng, cần hạn chế tối đa việc ban hành các chắnh sách hỗ trợ trực tiếp cho người được TGPL mà điều quan trọng là tạo lập cơ hội, điều kiện để họ được tiếp cận, sử dụng các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật bình đẳng như các chủ thể khác; khơng để người được TGPL sống bên ngồi pháp luật, lệ thuộc vào các chắnh sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phắa các chủ thể khác.
Để nâng cao hiệu quả THPL về TGPL, điều quan trọng là phải khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của người dân trong THPL về TGPL, giúp người được TGPL nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước trong bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người được TGPL; đồng thời giúp các chủ thể nhận thức đầy đủ về chủ trương, chắnh sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về người được TGPL, về quyền con người, quyền tiếp cận pháp luật; giúp người được TGPL thấy rằng họ chắnh là chủ thể trung tâm của THPL về TGPL. Họ phải thấy được trách nhiệm của mình, tự hình thành ý thức coi pháp luật là vũ khắ bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp của chắnh mình. Từ nhận thức đó, giúp họ thay đổi căn bản thói quen, nếp nghĩ, lối sống, loại bỏ dần, tiến tớichấm dứt tư tưởng an phận, thủ thường, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và xã hội, giúp họ tổ chức lại cuộc sống, xem trọng việc tìm hiểu các quy định pháp luật, tuân thủ pháp luật; biết sử dụng pháp luật. Mặt khác, các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số phải thật sự là tấm gương sáng trong THPL; là chỗ dựa và là điểm tựa cho người dân trong việc sử dụng pháp luật bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp của mình; đồng thời cũng là nơi
giải quyết thỏa đáng băn khoăn, vướng mắc của nhân dân.