- Gia Lai là một tỉnh miền núi có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thấp kém, chưa đồng bộ; kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ người dân tộc thiểu số, người nghèo cao, phân bố không đều, thiếu nguồn lực bảo đảm thực hiện các chắnh sách.
- Các quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ kinh tế, quan hệ sắc tộc Kinh - Thượng biến đổi nhanh chóng dưới tác động của đổi mới và tồn cầu hóa, khoảng cách giàu nghèo tăng thêm giữa các vùng miền và giữa thành thị với nông thôn, khả năng tái nghèo cao ở một bộ phận dân cư.
- Những tồn tại, hạn chế vốn có của hệ thống pháp luật và pháp luật đối với người được TGPL trong quá trình chuyển đổi. Một số chắnh sách cịn sai sót đặc biệt là vấn đề khai thác, hưởng lợi từ tài nguyên đất, rừng; các quan hệ xã hội, tôn giáo, dân tộc, di dânẦ
- Nguồn nhân lực tại địa phương, nhất là nguồn lực cán bộ thực thi pháp luật ở cơ sở chưa đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng để đáp ứng các yêu cầu của THPL về TGPL.
- Mạng lưới các tổ chức đoàn thể xã hội và hoạt động vì người được TGPL, hướng đến mục tiêu tăng cường quyền tiếp cận pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ắch hợp của chắnh người được TGPL và các thiết chế hỗ trợ, giúp đỡ người được TGPLTHPL phát triển chậm, phân bố không đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của xã hội.
- Rào cản từ truyền thống trọng lệ hơn trọng luật, thói quen tùy tiện, chưa thực sự sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luậtẦ Đặc biệt, với người được TGPL, khả năng tự mình tiếp cận hệ thống pháp luật rất hạn chế là rào cản, ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả THPL.
ngày càng nhiều trong khi đó tỷ lệ người dân chưa hiểu biết đầy đủ những quy định của pháp luật liên quan đến cuộc sống hàng ngày còn rất cao.
Qua thực trạng THPL về TGPLở Gia Lai hiện nay cho thấy, về cơ bản nó đã đạt được mục tiêu đề ra, có tác động tắch cực đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, xây dựng NNPQ, hoàn thiện hệ thống pháp luật; thực hiện thành công chắnh sách xã hội, đặc biệt là tăng cường quyền tiếp cận pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp của người được TGPL. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nó đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi phải tiếp tục được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Do đó, việc đánh giá đúng những thành tựu đã đạt được bên cạnh những bài học kinh nghiệm và chỉ ra tồn tại, hạn chế, làm rõ nguyên nhân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn, tạo cơ sở thực tiễn để xây dựng các quan điểm, đề xuất các giải pháp bảo đảm THPLvề TGPL có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.
2.3.4. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật về trợ giúppháp lý tại tỉnh Gia Lai