Qua 15 năm phát triển, pháp luật về TGPL đã trở thành một hệ thống đồng bộ gồm: Luật TGPL, Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chắnh phủ, Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chắnh phủ, các Thông tư liên tịch về tổ chức, về tài chắnh, về phối hợp trong tố tụng, các Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư phápẦSự ra đời của Luật TGPL đánh dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển về chất của công tác TGPL, tạo lập cơ chế đồng bộ trong việc mở rộng và phát triển cân
đối dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN. Lần đầu tiên, một chức danh mới trong tố tụng là trợ giúp viên pháp lý được thể chế hoá với vai trò là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ắch của đương sự để thực hiện các hình thức TGPL. Tại tỉnh Gia Lai, sau khi Luật TGPL 2005 được thông qua, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành quyết định số 327/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2007 về việc kiện toàn Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Gia Lai (sau đây gọi là Trung tâm TGPL) và quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2010 về việc thành lập Trung tâm TGPL nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình cũng đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện ở địa phương dưới nhiều hình thức để quán triệt và chỉ đạo thống nhất các hoạt động liên quan đến công tác TGPL như:
- Quyết định số 1411/QĐ-UBND ngày 24/11/2008 của UBND tỉnh quyết định về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành của tỉnh về TGPL trong hoạt động tố tụng;
- Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước theo Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước thì tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phắ, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của Trung tâm TGPL theo hướng chuyên sâu theo từng lĩnh vực pháp luật (hình sự, dân sự, hành chắnh, lao độngẦ).
- Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 24/02/2012 của UBND tỉnh Về việc ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TGPL trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với quyết định này tỉnh Gia Lai nhằm cụ thể hóa để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chắnh phủ, phê
duyệt Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 4413/QĐ-BTP ngày 08/12/2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Như vậy, UBND tỉnh Gia Lai đã xác định cơng tác TGPL là cơng tác có chiến lược lâu dài, ổn định nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TGPL trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở phù hợp với thực tế địa phương và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp cận pháp luật của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo và đối tượng chắnh sách [51] .
Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cũng đã ban hành quyết định về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai.
Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai được thành lập từ năm 1997, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.
Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai là tổ chức thực hiện TGPL đóng vai trị chủ yếu và có một cơ cấu, tổ chức cũng như đội ngũ thực hiện TGPL hoàn chỉnh nhất.
a) Về mặt cơ cấu, tổ chức của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai
Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai có lãnh đạo Trung tâm và các phịng chun mơn, các chi nhánh Trung tâm TGPL (xem phụ lục 1).
b) Về công tác nhân sự thực hiện TGPL
Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên TGPL là chủ thể quan trọng trực tiếp thực hiện TGPL miễn phắ cho người được TGPL. Do vậy, từ khi thành lập đến nay, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và cộng tác viên đã không ngừng lớn mạnh, cụ thể là từ những ngày đầu được thành lập từ năm 1998 theo quyết định số 307/QĐ-UB ngày 04/4/1998, Trung tâm TGPL có lãnh đạo Trung tâm, các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ và các chi
nhánh. Về lãnh đạo, năm 1998 Trung tâm TGPL có Giám đốc do 01 Phó Giám đốc Sở Tư pháp kiêm nhiệm và 01 Phó Giám đốc phụ trách. Tuy nhiên, đến năm 2012, Trung tâm TGPL có 01 Giám đốc Trung tâm và 01 Phó Giám đốc Trung tâm.
Bảng 2.1: Tình hình biên chế được phân bổ và biên chế thực hiện được
của Trung tâm TGPL từ năm 2007 đến năm 2012