Hồn thiện cơ chế cung cấp thơng tin pháp luật, đổi mới và tăng cường các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về trợ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 90 - 92)

tăng cường các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về trợ giúp pháp lý

Hoàn thiện cơ chế cung cấp thông tin các văn bản pháp luật mới được ban hành một cách linh hoạt, sáng tạo; phù hợp với điều kiện và khả năng tiếp cận của người được TGPL và các chủ thể. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thơng tin, số hóa để đăng tải cơng khai các văn bản trên mạng, tạo thuận lợi để người được TGPL tiếp cận, khai thác, sử dụng miễn phắ. Đa dạng hóa hình thức cung cấp thơng tin pháp luật qua tờ gấp, niêm yết bảng thông tin tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, đơn vị; phát hành băng đĩa để phát thanh, truyền hình rộng rãi đến với người được TGPL. Tăng cường vai trò của các thiết chế hỗ trợ, giúp đỡ người được TGPL trong cung cấp thông tin pháp luật, TGPL lưu động, sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ pháp luật. Thiết lập các đường dây nóng, miễn phắ để người được TGPL kịp thời phản ánh, nắm bắt, tháo gỡ vướng mắc pháp luật; tăng cường xét xử lưu động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế cộng đồng khác phù hợp với đặc điểm của người được TGPL. Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp thông tin về hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong THPL về TGPL và các chủ thể theo hướng trực quan gắn với đời sống hàng ngày của người được TGPL. Nội dung truyền thơng, phổ biến phải tồn diện, có trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, dễ hiểu; hình thức đơn giản, bắt mắt, phù hợp với nhận thức của người được TGPL. Việc tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cần tránh thời điểm mùa vụ hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động lao động sản xuất của người được TGPL. Do con cái của một số người được TGPLcó hồn cảnh khó khăn

khơng được đi học nên khơng có điều kiện học tập pháp luật trong nhà trường, vì vậy, phải có giải pháp để giáo dục kiến thức pháp luật cho họ tại cộng đồng. Tăng cường tuyên truyền miệng qua người thân, qua tranh ảnh trực quan, qua các vụ việc cụ thể liên quan đến quyền, lợi ắch họp pháp của người được TGPL. Tạo lập niềm tin của người được TGPL vào pháp luật, vào hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức để họ có nhu cầu khai thác, sử dụng pháp luật và tìm đến các cơ quan nhà nước khi có vướng mắc hoặc bị xâm phạm quyền và lợi ắch hợp pháp. Tạo lập thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật của người được TGPL và các chủ thể để họ biết sử dụng cơ quan tư pháp và pháp luật như một chỗ dựa tin cậy khi có tranh chấp hoặc khi quyền, lợi ắch bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại.

Tăng cường giáo dục pháp luật trong trường học để nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong các đối tượng học sinh, sinh viên; phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật. Đổi mới công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ tập trung vào các quyền, chế độ, chắnh sách ưu đãi mà phải bao gồm cả nghĩa vụ và trách nhiệm, bảo đảm có sự tương xứng giữa hưởng quyền với việc thực hiện nghĩa vụ; chú trọng lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật với sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống và các hình thức khác phù hợp với người được TGPL. Xác định rõ phạm vi thực thi nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông, báo chắ và từng thành tố trong hệ thống chắnh trị để tận dụng nguồn lực; tránh lãng phắ thời gian, công sức của người dân và cán bộ, chắnh quyền cơ sở. Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và mỗi cán bộ, công chức, viên chức theo hướng gắn trách nhiệm thực thi công vụ với nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách được giao.

Nâng cao vai trò của các cơ quan hành chắnh nhà nước và các cơ quan tiến hành tố tụng trong phổ biến, giáo dục pháp luật đến với nhân dân và

người được TGPL trong q trình thực thi cơng vụ, trong hướng dẫn người được TGPL tiếp cận các tổ chức thực hiện TGPL để được hỗ trợ, giúp đỡ bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp và tìm hiểu pháp luật. Nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để mỗi người đều phải am hiểu pháp luật, biết áp dụng pháp luật vào hoạt động công vụ để giải quyết các nhiệm vụ thuộc phạm vi chức trách.

Tạo lập thói quen thượng tơn pháp luật trong đời sống công quyền kết hợp với đề cao đạo đức, xác định rõ trách nhiệm trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường kiểm sốt quyền lực nhà nước, bảo đảm tắnh cơng khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan công quyền; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm; đề cao vai trị của cơ quan thơng tin, truyền thông, báo chắ trong nêu gương, tôn vinh, phê phán. Bởi lẽ, cho dù pháp luật điều tiết cơng quyền có hồn hảo đến đâu mà khơng có sự tự giác tuân thủ của các cán bộ, công chức, viên chức thì nó cũng trở thành vơ nghĩa. Do vậy, sự tu dưỡng đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức rất có ý nghĩa trong kiểm sốt họ làm việc theo pháp luật, không vi phạm pháp luật. Đạo đức rất có ý nghĩa trong hỗ trợ pháp luật để điều tiết xã hội, người có đạo đức thường ắt vi phạm pháp luật. Sự tu dưỡng đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức là cách thức nhằm hạn chế họ vi phạm pháp luật để cho nền hành chắnh được vận hành theo pháp luật, vì vậy, cần tạo lập cơ chế buộc các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ và chấp hành pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w