Việc công khai, minh bạch phải được thực hiện từ khâu lập dự kiến chương trình ban hành văn bản đến khâu soạn thảo, lấy ý kiến, thảo luận và thông qua chắnh sách pháp luật để mọi người đều có thể tiếp cận, tham gia góp ý hoặc nắm bắt tinh thần của các dự thảo. Các ý kiến góp ý cần phải được cơng khai hóa, được cân nhắc tới và phải được tiếp thu, giải trình đầy đủ. Các văn bản pháp luật sau khi được ban hành phải được đăng Công báo và thông tin rộng rãi, công khai đến với mọi người, đặc biệt là người được TGPL
trước khi có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành. Cần phải xác định rõ các văn bản thuộc diện mật và cần hạn chế tới mức tối đa các văn bản được ban hành dưới hình thức này. Cần hồn thiện hệ cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương, vận dụng tối đa thành tựu của công nghệ thông tin trong đăng tải các văn bản, bảo đảm thơng tin đầy đủ, tồn diện, chắnh xác, dễ tiếp cận, tra cứu, khai thác và sử dụng; người được TGPL được khai thác miễn phắ. Làm tốt cơng tác kiểm tra, xử lý các văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng khơng được thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật và đăng tải công khai kết quả xử lý.
Thường xun rà sốt, hệ thống hóa, cơng bố danh mục các văn bản hết hiệu lực; sắp xếp các văn bản pháp luật theo chủ đề, được chú dẫn cụ thể để thuận tiện trong tra cứu, khai thác và sử dụng; bảo đảm quyền được thông tin pháp luật, để người được TGPL nắm bắt ngay tại một thời điểm, văn bản nào đang có hiệu lực và sẽ được áp dụng cho sự kiện, tình huống pháp lý nhất định. Công khai, minh bạch các hoạt động thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật về TGPL của cơ quan, người có thẩm quyền, tạo thuận lợi để người được TGPL kiểm tra, giám sát việc thực hiện để tránh tùy tiện, lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ắch hợp pháp của Nhà nước, của cộng đồng và của người được TGPL. Các chắnh sách về TGPL và q trình tổ chức thực hiện cần phải được cơng khai trong cộng đồng để đưa thông tin trực tiếp và đầy đủ cho mọi người, nhất là người được TGPL.
Tiêu chuẩn về đối tượng được TGPL cần xác định rõ hơn, minh bạch hơn để chắnh quyền và người dân thực hiện chắnh xác; danh sách các đối tượng chắnh sách; chế độ, chắnh sách về TGPL phải được niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã để mọi người biết. Tạo thuận lợi cho người được TGPL và cộng đồng khi tham gia bình xét đối tượng được thụ hưởng dịch vụ TGPL miễn phắ nói riêng và các chắnh sách, chế độ ưu đãi của nhà nước nói chung; các quyết định về chắnh sách, dự án đối với đối tượng được
TGPL và cộng đồng trực tiếp được hưởng lợi. Cung cấp cho cán bộ kiến thức và kỹ năng cần thiết trong quản lý và giao tiếp để họ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, biết giải thắch và cung cấp đầy đủ các thông tin cho dân về chế độ, chắnh sách một cách ngắn gọn, dễ hiểu. Cơng khai hóa các hoạt động đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật; kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, mơ hình điển hình tiên tiến để nhân rộng.
Cơng khai các điều ước quốc tế có hiệu lực áp dụng trực tiếp tại Việt Nam và các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên các phương tiện thơng tin đại chúng, các trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức. Đề cao vai trò của cộng đồng trong giúp đỡ người được TGPL khi xảy ra các vướng mắc, vụ việc tranh chấp, có hành vi vi phạm hoặc bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền, lợi ắch hợp pháp của người được TGPL theo quy định pháp luật theo phương châm xử lý dứt điểm ở cấp cơ sở trước, tránh tình trạng vượt cấp, kéo dài, trừ các vụ việc thuộc trường hợp xử lý hình sự do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện.