Về mức độ chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ thể

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 59 - 62)

hiện nghĩa vụ của chủ thể

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thi hành pháp luật về TGPL đã triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng quy định, bảo đảm để pháp luật về TGPL được thực thi trong thực tế. Một số chủ thể đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật về người được TGPL. Từ năm 2007 Trung tâm TGPL giải quyết được 827 vụ việc/868 người đáp ứng được 95,28% nhu cầu TGPL của người được TGPL, thì đến năm 2012 đã đáp ứng được 100% yêu cầu được TGPL với kết quả giải quyết 3246 vụ việc/3246 người yêu cầu TGPL. Cần lưu ý rằng trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2010 chỉ có 03 Trợ giúp viên pháp lý để giải quyết toàn bộ các vụ việc yêu cầu TGPL trên địa bàn tỉnh. Chắnh vì vậy từ năm 2008 đến năm 2009 để tham gia tố tụng bào chữa hoặc bảo vệ cho người được TGPL hầu như là do đội ngũ cộng tác viên là luật sư đảm nhiệm, trợ giúp viên pháp lý chỉ đáp ứng được yêu cầu tư vấn pháp luật là chắnh. Năm 2008 tham gia tố tụng giải quyết được 118 vụ việc thì Luật sư đã giải quyết 109 vụ trong đó tham gia tố tụng tại Tịa án là 100 vụ, còn lại đội ngũ trợ giúp viên chỉ giải quyết được 9 vụ trong đó tham gia tố tụng tại tịa chỉ có

08 vụ việc mà thơi. Tuy nhiên từ năm 2010 đến năm 2012 thì hình thức tham gia tố tụng lại do lực lượng Trợ giúp viên pháp lý đảm nhiệm chắnh, thậm chắ như trong năm 2012 có 89 vụ tham gia tố tụng thì đội ngũ trợ giúp viên pháp lý đã giải quyết 85 vụ việc tham gia tố tụng tại Tòa án là 72 vụ việc, cộng tác viên là Luật sư chỉ giải quyết được 04 vụ trong đó tham gia tố tụng tại Tịa án chỉ có 01 vụ việc.

Qua số liệu TGPL cho người được TGPL ở nhiều lĩnh vực như đất đai, hình sự, dân sự, hành chắnh, khiếu nạiẦcho thấy sở dĩ người được TGPL tắch cực và chủ động trong sử dụng pháp luật để thực hiện và bảo vệ các quyền của mình là do các chủ thể có thẩm quyền đã bảo đảm thực hiện trên thực tế các quy định pháp luật về quyền của người được TGPL. Nói cách khác, các chủ thể đã thực hiện tốt nhiệm vụ thi hành pháp luật về TGPL, bảo đảm để các quyền đó được thực thi trên thực tế. Người được TGPL đã dựa vào quy định của pháp luật để thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ, qua đó bảo đảm quyền của chủ thể khác, để pháp luật về TGPL được thực thi đầy đủ.

Qua hoạt động chấp hành pháp luật về TGPL đã giúp cho các chủ thể hiểu biết pháp luật, không vi phạm pháp luật, không xâm hại quyền, lợi ắch hợp pháp của chủ thể khác. Cho nên tại Báo cáo số 31/BC-TGPL ngày 14/5/2010 của Trung tâm TGPL về kết quả khảo sát nhu cầu TGPL cho thấy: 51,86% người dân có nhu cầu thường xuyên về TGPL; 76,97% người dân sẽ tìm đến Trung tâm TGPL nếu gặp vướng mắc về pháp luật; 78,83% người dân cho biết hoạt động TGPL và truyền thông pháp luật trong thời gian qua đã giúp đỡ pháp luật cho người.

Tuy nhiên, với những thuận lợi đã nêu trên mức độ chấp hành pháp luật về TGPL có lúc, có nơi cịn chưa đầy đủ, thiếu tồn diện, thậm chắ dừng lại ở thụ hưởng chế độ, chắnh sách mà không chú trọng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bằng các hoạt động tắch cực.

có hành động chấp hành những quy định của pháp luật, nhưng họ lại không hiểu hết được lý do tại sao phải thực hiện những hành động đó để có ý thức tự giác, tự nguyện thực hiện. Sự chấp hành pháp luật cịn dừng lại ở mức thụ động.

Bên cạnh đó, vẫn cịn một số nhận thức sai lệch của người được TGPL khi cho rằng trách nhiệm thi hành pháp luật là của cơ quan, tổ chức chứ không phải là của họ. Một số người được TGPL cịn thờ ơ, khơng tắch cực và chủ động tham gia THPL. Một số người được TGPL chỉ quan tâm đến được hưởng quyền mà ắt chú trọng thực thi nghĩa vụ mà mình phải chủ động và tắch cực thực hiện.

Một số chủ thể thực hiện TGPL chưa thực hiện hết chức trách nhiệm vụ được giao; chưa thực sự tận lực, tận tâm phục vụ người được TGPL, giải quyết vụ việc chưa triệt để nhiều khi mang tắnh chất giải quyết tình huống hơn là đi sâu vào kết thúc mâu thuẫn, tranh chấp của bản thân của vụ việc. Cụ thể như năm nào Trung tâm TGPL cũng tiến hành hướng dẫn, tư vấn pháp luật cho người được TGPL về lĩnh vực đất đai nhưng càng làm thì vụ việc lại càng tăng. Năm 2007 chỉ có 272 vụ việc về đất đai, năm 2010 thì số vụ việc tăng đến 784 vụ việc đến năm 2012 có 1.130 vụ việc nếu số với năm 2007 với năm 2012 thì tỷ lệ gia tăng là 415,44%. Vấn đề đặt ra ở đây là số lượng vụ việc trong từng lĩnh vực có tỷ lệ tăng mạnh như vậy là do nhận thức của người được TGPL được nâng cao hay là năng lực của các cơ quan nhà nước trong quản lý xã hội cũng như chấp hành pháp luật có vấn đề.

Như vậy, để các chủ thể trong quá trình chấp hành pháp luật tăng tắnh chủ động trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp luật nhất là đối với người được TGPL là người dân tộc thiểu số tại Gia Lai đang là yêu cầu cấp bách hiện nay, làm sao chấp hành pháp luật là vấn đề tự thân họ vận động chứ không phải thụ động như hiện nay. TGPL sẽ có tác động như thế nào đối với mức độ chủ động chấp hành pháp luật về TGPL nói riêng và chấp hành pháp luật nói chung của các cơ quan, tổ chức của Đảng, nhà nước trong

quá trình THPL cũng là một vấn đề cần có giải pháp để giải quyết trong q trình xây dựng, hồn thiện NNPQXHCN Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w