Những thành tựu chủ yếu đạt được

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 63 - 66)

Thứ nhất, các chủ trương, chắnh sách pháp luật đối về TGPL đã và đang

đi vào cuộc sống, đến với người được TGPL và các chủ thể, được xã hội và nhân dân đồng tình ủng hộ, thể hiện tắnh ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nó đã có tác động tắch cực trên các lĩnh vực chắnh trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, xây dựng và hoàn thiện NNPQ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, khẳng định vị trắ,

vai trò của pháp luật trong việc tiếp cận công lý, công bằng xã hội, bảo đảm quyền con người. Nó đã kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ người được TGPL tiếp cận pháp luật; biết sử dụng pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội; đưa pháp luật trên giấy vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể, đặc biệt là người được TGPL. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người được TGPL nói riêng và người dân nói chung được cải thiện đáng kể. Họ được tiếp cận các nguồn lực phát triển và các dịch vụ xã hội cơ bản, ổn định cuộc sống, tăng thu nhập. Đã và đang huy động người được TGPL và toàn xã hội tham gia quản lý nhà nước và xã hội; đấu tranh phịng chống các vi phạm pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội và đoàn kết cộng đồng cho nên nhu cầu TGPL của người được TGPLtại Gia Lai ngày càng cao, năm 2007 tổng số chỉ có 827 vụ việc nhưng đến năm 2012 tổng số có 2.961 vụ việc, tỷ lệ nhu cầu được TGPL gia tăng 358%.

Thứ hai, THPL về TGPL đã có tác động tắch cực đến việc thực hiện các

chắnh sách xã hội, đặc biệt là quyền tiếp cận pháp luật, quyền con người và tổ chức THPL. Trong năm 2007 thì tỷ lệ của người được TGPL là nữ cịn thấp chỉ có 19,6%. Đến năm 2012 thì tỷ lệ nữ tiếp cận và sử dụng pháp luật để yêu cầu được TGPL tăng lên so với năm 2007 là 37%. Đây cũng là một sự tiến bộ vượt bậc mà những chủ thể thực hiện TGPL mang lại cho xã hội.

Trình độ, năng lực quản lý và tổ chức THPL về TGPL của các cấp, các ngành, nhất là cấp xã, thôn làng được nâng lên, năng lực của cộng đồng trong việc tiếp cận pháp luật, sử dụng pháp luật và kiểm tra, giám sát được cải thiện đáng kể. Hầu hết các địa phương và người dân đều nắm được chế độ, chắnh sách ưu đãi đối với người được TGPL; quyền, nghĩa vụ của người được TGPL. Nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch được thực hiện, từng bước huy động các cấp, các ngành và cả hệ thống chắnh trị vào cuộc. Vai trị của cơ quan thơng tin, truyền thơng, báo chắ, nhất là mạng lưới phát thanh, truyền hình cơ sở được phát huy tối đa.

Mạng lưới hỗ trợ, giúp đỡ người được TGPLTHPL (TGPL lưu động, Câu lạc bộ; Tổ Hòa giải, cộng tác viên TGPL) đã đi sâu, đi sát cơ sở để hướng dẫn người được TGPL tìm hiểu pháp luật, nắm bắt chắnh sách, pháp luật mới, thực hiện quyền, nghĩa vụ và yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện chế độ, chắnh sách, bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp và truyền đạt lại hiểu biết cho người thân, cộng đồng biết và tự giác cùng thực hiện. Đơn cử như trong tổng số vụ việc được thực hiện năm 2008 là 1.417 vụ việc thì luật sư đã giải quyết 109 vụ việc chiếm tỷ lệ 7,7% trong tổng số vụ việc được giải quyết; bên cạnh đó sự tham gia phối hợp của cá nhân, tổ chức, cơ quan khác trong xã hội đã giải quyết 664 vụ việc chiếm tỷ lệ 46,7% trong tổng số vụ việc, trong khi đó lực lượng chắnh là trợ giúp viên pháp lý trong THPL về TGPL chỉ chiếm tỷ lệ 45,6%. Như vậy, thời gian đầu lực lượng trợ giúp viên pháp lý rất mỏng và yếu, kết quả thực hiện chỉ đáp ứng chưa được một nữa nhu cầu của người được TGPL tại địa phương. Đến năm 2012, luật sư giải quyết vụ việc chiếm tỷ lệ 0,1%; cá nhân, tổ chức, cơ quan khác chiếm tỷ lệ 8,7%, trợ giúp viên pháp lý chiếm tỷ lệ 91,2% trong tổng số vụ việc được giải quyết. Kết quả này cho thấy qua 6 năm THPL về TGPL, lực lượng trợ giúp viên pháp lý đã phát triển vượt bậc, đã đủ sức đáp ứng được phần nào nhu cầu TGPL của người được TGPL tại địa phương.

Thứ ba, nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật

của người được TGPL và các chủ thể cũng như ý thức làm chủ đã được nâng lên, từng bước hình thành ý thức tự giác, thói quen sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp của các chủ thể. Người được TGPL biết được nhiều hơn về quyền, nghĩa vụ của mình; biết được những hành vi bị cấm, phải thực hiện, không được thực hiện; biết sử dụng pháp luật để thực hiện quyền, nghĩa vụ. Khi có vướng mắc pháp luật, họ đã có được địa chỉ để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ. Bước đầu, người được TGPL đã biết sử dụng các thiết chế hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và tham gia quản lý nhà nước và xã hội, giám

sát hoạt động của cơ quan, cán bộ, côngchức, viên chức. Nhận thức của người được TGPL và các chủ thể về vị trắ, vai trò của pháp luật trong điều chỉnh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp của họ được nâng lên. Họ đã ý thức được rằng pháp luật không chỉ là cơng cụ quản lý xã hội mà cịn hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w