Trong lịch sử, đồng bào các dân tộc Gia Lai đã nhiều lần sát cánh cùng người Kinh xây dựng và bảo vệ lãnh thổ nhưng phải đến thế kỷ XVIII, khi
anh em Tây Sơn (Nguyên Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) chọn vùng đất Tây Sơn Thượng đạo (nay là các huyện, thị: Kbang, An Khê, Kông Chro, Đak Pơ) để xây dựng căn cứ địa buổi đầu (1771 - 1773) cho cuộc khởi nghĩa nơng dân lớn nhất ở thế kỷ XVIII thì mối quan hệ Kinh - Thượng mới thật sự gắn kết. Những người Ba Na, Gia Rai chẳng những đã hết lòng ủng hộ phong trào mà còn trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa. Họ đã cùng nghĩa quân người Kinh chiến đấu để thống nhất đất nước, đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà và để lại trên địa bàn tỉnh Gia Lai hàng loạt địa danh liên quan đến phong trào.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lược Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Gia Lai đã đoàn kết cùng người Việt chống Pháp. Họ tham gia phong trào Cần Vương của Mai Xuân Thưởng (1885 - 1886); Hưởng ứng phong trào chống thuế ở Trung kỳ (1908)...
Trong suốt ba mươi năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với đồng bào miền Nam nói riêng, cả nước nói chung, quân và dân tỉnh Gia Lai dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã làm nên những tên đất, tên người lưu danh cùng sử sách như: các anh hùng Núp, Kpă Klơng, Kpă Ó... những chiến thắng Đak Pơ, Pleime, Đường 7... mà đỉnh cao là mùa xuân năm 1975 đại thắng giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Từ sau ngày giải phóng miền Nam, bên cạnh bộ phận dân cư đã có mặt ở Gia Lai từ trước năm 1975, đông đảo người dân Việt Nam từ khắp mọi miền đất nước đã có mặt tại Gia Lai chung sức cùng đồng bào Gia Rai, Ba Na lập nên những kỳ tắch mới... và tạo nên nhiều địa danh là tên những cơng trình mang tầm thời đại như thủy lợi Ayun Hạ, thủy điện Ia Ly... cùng những đô thị trẻ như Pleiku, An Khê, Ayun Pa... làm cho vị thế của Gia Lai trong khu vực ngày càng được khẳng định. Hơn 38 năm giải phóng, Gia Lai tự tin cùng cả nước bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.