thiết chế hỗ trợ, giúp đỡ người được trợ giúp pháp lý
Khuyến khắch, có chắnh sách thúc đẩy ra đời và phát triển mạng lưới tổ chức xã hội tham gia hoạt động TGPL hoặc vì người được TGPL, đặc biệt là các Hội nhân đạo, từ thiện, tương thân, tương ái, giúp đỡ, hỗ trợ người được TGPL về kinh tế, pháp luật và mục đắch khác. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nơng dân; Cơng đồn, Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư, Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo và các Hội nghề luật khác trong bảo vệ, giúp đỡ người được TGPL tiếp cận hệ thống pháp luật cũng như thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân.
Củng cố, kiện toàn mạng lưới Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Gia Lai và các chi nhánh theo Đề án hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh theo Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành và Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TGPL trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mạng lưới này cần phải có đủ nguồn Trợ giúp viên pháp lý để mở rộng mạng lưới, cộng tác viên và kinh phắ, cơ sở vật chất để cung ứng dịch vụ pháp lý có chất lượng, kịp thời; theo đề án này để đáp ứng được yêu cầu TGPL mỗi năm phải bổ sung hàng chục Trợ giúp viên pháp lý chưa kể cán bộ pháp luật, nhưng hiện nay chưa đảm bảo được, nhiều người tuyển vào với thời gian ngắn với thu nhập thấp lại phải trực tiếp tham gia đi TGPL ở cơ sở nên chỉ theo được một thời gian ngắn rồi bỏ việc, do đó, cần có chế độ dành cho người thực hiện TGPL như là cơng chức các ngành Cơng an, Thi hành án thì mới đảm bảo cho
người thực hiện TGPL yên tâm công tác. Tăng cường TGPL lưu động để đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của người được TGPL ngay tại cơ sở. Kết hợp giữa tăng số lượng các vụ việc với việc nâng cao chất lượng vụ việc, bảo đảm làm đến nơi, đến chốn, bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ắch hợp pháp của người được TGPL. Làm tốt công tác này không chỉ giúp người được TGPL nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật để chấp hành pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân mà cịn biết tơn trọng và khơng xâm hại quyền, lợi ắch hợp pháp của các chủ thể khác; không vi phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng TGPL trong hoạt động tố tụng để hỗ trợ người được TGPL tiếp cận các cơ quan tư pháp, sử dụng cơ quan tư pháp để bảo vệ quyền, lợi ắch hợp pháp, biết sử dụng pháp luật để thực thi các quyền và nghĩa vụ, biết tự bảo vệ quyền lợi, hạn chế đến mức thấp nhất sai sót, vi phạm, thiệt thịi do khơng hiểu biết pháp luật. Kịp thời hỗ trợ các cơ quan tư pháp, các cơ quan nhà nước giải quyết các công việc được chắnh xác, khách quan, công bằng và đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót, vi phạm pháp luật trong quá tŕnh thực thi công vụ. Kịp thời phát hiện và đề xuất kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thực thi pháp luật ở cơ sở cũng như hoàn thiện thể chế, chắnh sách bảo đảm tắnh thống nhất, đồng bộ, khả thi và sát với thực tiễn.
Phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật để hỗ trợ, giúp đỡ người được TGPL tìm hiểu pháp luật; sử dụng pháp luật để thực hiện quyền, nghĩa vụ, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của người được TGPL và các chủ thể khác. Quy định cụ thể về trách nhiệm bắt buộc của luật sư trong TGPL cho người được TGPL; khuyến khắch, huy động các tổ chức này tham gia cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phắ cho người được TGPL, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kịp thời hỗ trợ cơ quan tư pháp, cơ quan nhà nước khi người được TGPL thực hiện quyền, nghĩa vụ. Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL để
người được TGPL được hưởng dịch vụ pháp lý với chất lượng tốt nhất. Sớm tổng kết việc thực hiện Luật Luật sư, Luật TGPL, pháp luật về tư vấn pháp luật của tổ chức đoàn thể để pháp điển hóa, xây dựng Luật Dịch vụ pháp lý thống nhất, bao gồm dịch vụ pháp lý có thu phắ và miễn phắ để tạo lập khn khổ pháp lý bình đẳng giữa các chủ thể trong cung ứng dịch vụ pháp lý, bảo đảm tương xứng về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.
Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mạng lưới Câu lạc bộ (TGPL, pháp luật) tại cấp xã nhằm tạo diễn đàn chia sẻ hiểu biết, tranh chấp, vướng mắc về pháp luật trong cộng đồng để mọi người được tham gia, nêu ý kiến; trao đổi tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc để được tư vấn, hướng dẫn ngay từ đầu. Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả Tủ sách pháp luật ở cấp xã để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, cơng chức, viên chức và nhân dân. Tăng cường xét xử lưu động về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới Tổ Hòa giải để kịp thời cung cấp thông tin pháp luật, địa chỉ của các cơ quan nhà nước; giải quyết tranh chấp, vướng mắc nhỏ, khuyến khắch tự nguyện thỏa thuận, hòa giải để hạn chế khiếu kiện, phát huy tinh thần tự định đoạt của các chủ thể để giữ gìn đồn kết cộng đồng. Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tắn trong cộng đồng và tổ chức đồn thể xã hội, các hội tương thân, tương ái tại cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ người được TGPL ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. Vận động người được TGPL nghiêm chỉnh tuân thủ, chấp hành pháp luật. Biết và nắm được địa chỉ của các thiết chế hỗ trợ thi hành pháp luật để kịp thời tìm đến khi có nhu cầu.