Tác động của yếu tố địa lý, dân cư và đặc điểm truyền thống

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 43 - 47)

đến thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý

Thứ nhất, Gia Lai là một tỉnh miền núi Tây Nguyên; diện tắch tự nhiên

rộng, địa hình phức tạp; có hơn 90 km đường biên giới với tỉnh Ratanakiri của Campuchia; đa sắc tộc, nhiều tôn giáo, tắn ngưỡng cùng sinh sống đồng thời là địa bàn chiến lược về quốc phòng-an ninh.

Giao thông chậm phát triển; đồng bào dân tộc thiểu số người Gia Rai và Ba Na chiếm tỉ lệ hơn 40% tổng số dân của tỉnh; phân bố dân cư thưa thớt, chủ yếu theo làng, có khi cách nhau hàng chục kilơmét.

Đời sống và trình độ dân trắ chưa đồng đều; tỉ lệ đói nghèo cao. Dân cư dọc theo tuyến biên giới giữa Gia Lai và Ratanakiri cịn có quan hệ huyết thống nên thường xuyên qua lại thăm viếng lẫn nhau đã gây khó khăn cho việc quản lắ của chắnh quyền các cấp.

Thứ hai, trình độ phát triển về kinh tế-xã hội của các dân tộc thiểu số

thường thấp hơn, khó khăn hơn so với dân tộc Kinh dẫn đến hình thành sự phân hóa mạnh giữa Kinh - Thượng đồng thời việc di dân ồ ạt của các sắc tộc khác mà nhiều nhất là người Kinh đến các vùng dân tộc thiểu số, đã dẫn đến xung đột giữa người dân tộc thiểu số với người Kinh di cư bởi vìsau khi tiến vào những vùng đất mới này, nhằm tìm kế sinh nhai, người Kinh đã chiếm dụng rất nhiều đất đai để tự phát triển. Điều này không chỉ gây ra tranh chấp đất đai với các dân tộc thiểu số bản địa mà còn dẫn đến khiếu kiện về đất đai gia tăng, kéo dài; khi khơng cịn đất, khơng cịn kế sinh nhai, trình độ kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất yếu kém đã đẩy phần lớn người dân tộc thiểu số đã nghèo khổ lại càng nghèo đói hơn. Cho nên các thế lực thù địch khai thác triệt để các mâu thuẫn xuất phát từ sự phân hóa này,rồi xuyên tạc nên cái gọi là chắnh quyền, dân tộc Kinh Ộxua đuổi, cướp đấtỢ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; kỳ thị, phân biết đối xử đối với đồng bào Gia Rai, Ba Na.

Thứ ba, trong lịch sử do ảnh hưởng của Mỹ với Việt Nam, đa phần

Hội Tin lành ở Việt Nam bắt đầu cử giáo sĩ đến vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên truyền giáo. Thời chắnh quyền Mỹ Ngụy, đạo Tin lành ở Việt Nam còn lập ra tại vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hai giáo phận tách rời với người Việt, xây dựng một cơ quan chuyên môn được đặt trực tiếp dưới quyền người Mỹ - cơ quan truyền giáo người Thượng, đồng thời lập trường giáo hội chuyên đào tạo giáo dân và giáo sĩ cho người Thượng. Cách mà Hội Tin lành Việt Nam lần lượt đặt ra giáo phận người Việt và giáo phận người Thượng đã vơ hình trung tạo ra trong lòng người dân tộc thiểu số một ý thức về sự sai biệt giữa đạo Tin lành của người Việt với đạo Tin lành của người Thượng, tạo sự ngăn cách về lĩnh vực ý thức tôn giáo giữa dân tộc thiểu số với dân tộc chủ thể.

Từ thập niên 1990, tổ chức Fulro đã lợi dụng công việc truyền đạo của các giáo sĩ đạo Tin lành, đồng thời liên tục thâm nhập sâu vào các tổ chức và chắnh trị của vùng Tây Nguyên dẫn đến hoạt động tôn giáo tại tỉnh Gia Lai tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp,một số phần tử cực đoan trong tôn giáo, lợi dụng chắnh sách tự do tôn giáo, tắn ngưỡng của Nhà nước được các thế lực bên ngồi kắch động đã có hành vi vi phạm pháp luật, Một số chức sắc cố tình khơng chấp nhận pháp luật quốc gia, không thực hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các tôn giáo rồi tự cho rằng nhà nước không cho đồng bào được thực hiện tắn ngưỡng, tơn giáo của mình. Bên cạnh đógắn tự do tơn giáo với những địi hỏi về lãnh thổ, về việc thành lập nhà nước tự trị nhà nước Đề-ga.

Thứ tư, bạo loạn chắnh trị do người dân tộc thiểu số thực hiện tại Tây

Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng vào đầu năm 2001 và 2004, cho thấy tình hình an ninh chắnh trị trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp.

Nhìn từ lịch sử, từ khi lập quốc đến thời Pháp thuộc, thời Việt Nam Cơng Hịa khu vực Tây Ngun ln dậy sóng với các phong trào đấu tranh, bạo loạn, các sắc tộc bị chia rẽ, phân hóa sâu sắc, thậm chắ cịn tiêu diệt lẫn nhau mặc dù đều có chung một lý tưởng đó là đấu tranh cho độc lập tự trị

nhưng lại là độc lập tự trị riêng cho sắc tộc của mình.

Và cũng chắnh lịch sử đã chứng minh mọi sắc tộc trên Tây Nguyên nói riêng và các sắc tộc khác nói chung chỉ được tập hợp và thống nhất duy nhất khi đứng dưới ngọn cờ lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và chịu sự lãnh đạo của Đảng trong cơng cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc cho đất nước Việt Nam. Chắnh vì vậy, ngay từ giai đoạn đầu từ tổ chức tiền thân là Việt Minh đến giai đoạn hiện nay các sắc tộc đã tìm thấy sự đồng thuận cao nhất mang tắnh bền vững lâu dài khơng bị phân hóa, phân tán hay chia rẻ trong nội bộ nhưng vẫn còn một số quốc gia, một số tổ chức, cá nhân vẫn không nhận thức điều này cho nên khi xảy ra hai cuộc bạo loạn chắnh trị nêu trên một số tổ chức quốc tế tăng cường đến Tây Nguyên mà trọng tâm là Gia Lai nắm tình hình và tìm cách can thiệp. Các thế lực thù địch mà nhất là tổ chức phản động Fulro, ỘTin lành Đề gaỢ, ỘQuỹ người ThượngỢlưu vongnước ngoài tăng cường chỉ đạo số bên trong đẩy mạnh hoạt động chống phá vì nghĩ Ộlịch sử lặp lạiỢ như trong các chế độ cũ trước đây.

Thứ năm, việc thực hiện chắnh sách của nhà nước cũng cịn có mặt

chưa tốt, một số chắnh sách chủ yếu phát triển kinh tế, chưa chú trọng phát triển xã hội nâng cao dân trắ, gìn giữ bản sắc dân tộc thiểu số, đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên mâu thuẫn, bất ổn tại khu vực Tây Nguyên.

Thứ sáu, tổ chức xã hội của cộng đồng dân cư, ngoài những đặc tắnh

chung của cộng đồng dân cư trong một khu vực hành chắnh thì cộng đồng người dân tộc thiểu số là người Gia Rai và Ba Na là làng, bn có kết cấu chặt chẽ, hoạt động tự quản với phương thức vận hành xã hội theo luật tục được tồn tại lâu đời và ảnh hưởng đến hiện nay mặc dù hệ thống pháp luật của nhà nước đã điều chỉnh phần lớn các quan hệ xã hội trong cộng đồng dân tộc thiểu số và làm cho luật tục biến đổi mạnh mẽ.

Thứ bảy, trong cộng đồng của người dân tộc thiểu số chưa có sự phân

viên trong làng phần lớn có cùng huyết thống và gia đình đóng vai trị hết sức quan trọng, mỗi gia đình là một cộng đồng nhỏ gồm nhiều thế hệ và duy trì chế độ mẫu hệ đến ngày hơm nay.

Thứ tám, các dân tộc ở Gia Lai có tinh thần yêu nước và truyền thống

cách mạng, có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước trước đây, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Nhiều làng, nhiều xã là những căn cứ cách mạng từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Gia Lai cũng là nơi có nhiều cán bộ, trắ thức, anh hùng rất nổi tiếng là người dân tộc thiểu số, điển hình là anh hùng Núp, Wừu, Kpă KlơngẦ

Những tác động xuất phát từ vị trắ địa lý, về đặc điểm dân cư và truyền thống lịch sử của Gia Lai bên cạnh những thuận lợi cịn có nhiều khó khăn gây hạn chế trong việc THPL về TGPL ở các mặt: tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật và áp dụng pháp luật.

2.2. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀTRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về Trợ giúp pháp lý tại tỉnh Gia Lai - Luận văn thạc sỹ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w