Định hướng phát triển trong tương lai

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng thể tại xưởng gỗ công ty TNHH scancom việt nam (Trang 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM

1.5 Định hướng phát triển trong tương lai

Công ty TNHH ScanCom Việt Nam hiện là công ty hàng đầu về ngành công nghiệp sản xuất dòng sản phẩm nội, ngoại thất. Tuy nhiên khơng vì thế mà cơng ty đứng yên tại vị trí của mình. Nhu cầu con người ngày càng cao và thay đổi liên tục theo thời gian vì thế ScanCom ln khơng ngừng phấn đấu phát triển theo định hướng tạo ra nhiều dòng sản phẩm đa dạng, vượt trội về thiết kế kết hợp chuyên môn và kỹ thuật, đặc biệt quan tâm đến cam kết trách nhiệm xã hội và con người.

Trang 20

Định hướng về thị trường: công ty không ngừng phát triển mở rộng thị trường, trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy và ưu tiên của khách hàng, giữ vị trí dẫn đầu thị trường tại Việt Nam.

Định hướng về chất lượng: khơng ngừng cải tiến, nghiên cứu mang đến nhiều dịng sản phẩm đa dạng đạt chất lượng và thẩm mỹ cao.

Định hướng về sản xuất: cải tiền phần mềm lập kế hoạch, quy trình sản xuất và hệ thống sản xuất tinh gọn, giảm thời gian chờ đợi, tồn kho, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, cơng tác lập kế hoạch sản xuất đóng vai trị quan trọng trong quá trình sản xuất được ScanCom quan tâm và chú trọng.

Định hướng về kinh tế: tối ưu hóa chi phí, đạt tăng trưởng vượt bậc về doanh thu cũng như lợi nhuận ròng.

Định hướng về môi trường: luôn hoạt động theo phương châm “Doing Business The Right Way”, cam kết trách nhiệm về mơi trường, thực hiện chính sách bảo vệ mơi trường tồn cầu, xử lý chất thải không ảnh hưởng đến môi trường.

Trang 21

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Tổng quan về kế hoạch

2.1.1 Khái niệm về kế hoạch sản xuất

Trong công tác quản lý tổ chức, chúng ta biết rằng có bốn chức năng cơ bản đó là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Trong đó lập kế hoạch là vấn đề cơ bản nhất đối với tất cả các nhà quản trị ở mọi cấp trong doanh nghiệp, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Dựa vào đó mà các nhà quản trị mới xác định được các chức năng cịn lại khác có đạt được mục tiêu đề ra hay khơng và giúp giám sát trong q trình thực hiện để điều chỉnh một cách nhanh chóng nhất.

Lập kế hoạch là một chức năng vô cùng quan trọng và phổ biến, vì vậy cho đến nay có rất nhiều khái niệm về lập kế hoạch và chức năng của lập kế hoạch. Với mỗi quan điểm, mỗi cách tiếp cận khác nhau, mỗi lĩnh vực riêng nhưng tất cả điều cố gắng diễn đạt đúng bản chất của phạm trù quản lý này.

Theo George A. Steiner (1979) cho rằng công tác lập kế hoạch là một quá trình bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, quyết định các chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu. Nó cho phép thiết lập các quyết định khả thi và nó bao gồm chu kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hồn thiện hơn nữa. Cơng tác lập kế hoạch chiến lược là một trạng thái lý tưởng đó là sự suy nghĩ về sự tiến triển của doanh nghiệp, về những gì mong muốn và cách thức thực hiện chúng. Nó đóng góp vào q trình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Theo đó, kế hoạch sản xuất kinh doanh là quá trình liên tục theo đường “xốy trơn ốc” với chất lượng ngày càng tăng kể từ khi xây dựng kế hoạch cho tới lúc chuẩn bị tổ chức thực hiện kế hoạch, nhằm đưa hoạt động của doanh nghiệp theo đúng mục tiêu đã đề ra.

Như vậy, lập kế hoạch có nghĩa là cần phải xác định và trả lời được các câu hỏi làm cái gì, khi nào làm, những ai (bộ phận) nào làm, nơi làm và tại sao làm. Việc lập kế hoạch được ví như bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tạo tới điểm mà ta muốn trong tương lai. Lập kế hoạch chính là q trình xác định các mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt được các mục tiêu đó. Lập kế hoạch có liên quan tới mục tiêu cần phải đạt được là gì? Cũng như phương tiện đạt được như thế nào? Nó bao gồm việc xác

Trang 22

định rõ các mục tiêu, xây dựng một chiến lược tổng thể, nhất quán với mục tiêu đó và triển khai một hệ thống các kế hoạch để thống nhất các hoạt động.

Mặc dù chúng ta ít khi dự đốn được một tương lai chính xác và những yếu tố nằm ngồi sự kiểm sốt của chúng ta có thể gây trở ngại cho kế hoạch đã được dự định trước. Nhưng nếu khơng có một kế hoạch thì chúng ta có thể để cho các sự kiện xảy ra một cách ngẫu nhiên và ta sẽ mất đi khả năng tự chủ, hành động của con người sẽ đi đến chỗ vơ mục đích. Điều này có thể sẽ gây ra những hậu quả to lớn mà đôi khi chúng ta không thể lường trước được, mất phương hướng và phó thác cho sự may rủi.

Theo Trần Thanh Hương (2007) cho rằng: việc lập kế hoạch sản xuất là phải xác định trước, dự kiến trước một cách có hệ thống tất cả các công tác cần và phải cố gắng đạt được, nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của công tác triển khai sản xuất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu: Năng suất sản xuất, chất lượng, thời gian giao hàng, đặc biệt là lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp.

Có thể hiểu một cách rõ ràng hơn: việc lập kế hoạch sản xuất là xây dựng các cơng việc cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện với điều kiện đã có sẵn và các điều kiện có thể đạt được nhằm đạt được mục tiêu đề ra của nhà sản xuất.

2.1.2 Vai trị cơng tác lập kế hoạch

Theo Nguyễn Thanh Liêm (2006), xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch là một trong những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước để đề ra các phương hướng xây dựng, dự thảo và phát triển trong trong tương lai. Xét trong phạm vi của một doanh nghiệp lớn hay một tổ chức vừa và nhỏ thì lập kế hoạch vẫn là khâu đầu tiền, là chức năng vô cùng quan trọng của quá trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường hiện nay nó mở ra vô vàng cơ hội cho nền kinh tế mà thơng qua đó làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, vững mạnh tuy nhiên cũng đẩy mạnh sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Các doanh nghiệp khi muốn kinh doanh phải chấp nhận độ mạo hiểm nào đó để kỳ vọng vào lợi nhuận thu được trong tương lai. Vậy phải làm gì để kinh doanh có hiệu quả? Việc đầu tiên cho bất kỳ một doanh nghiệp nào từ lúc bắt đầu kinh doanh hay kinh doanh lâu dài đó là cơng tác lập kế hoạch. Bởi việc lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động trong hiện tại cũng như trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ mơi trường, tránh được

Trang 23

sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, cũng như dự đoán được năng suất làm việc để thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác phân bổ nguồn lực và kiểm tra. Chính vì vậy, hiện nay có thể thấy lập kế hoạch có vai trị to lớn đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu. Bao gồm:

Kế hoạch là một trong những công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực giữa các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết hướng đi, mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó các nhân viên cũng như các nhà lãnh đạo biết được doanh nghiệp mình sẽ hướng đến đâu, họ cần phải đóng góp những gì và họ sẽ phối hợp với nhau để nỗ lực giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nếu thiếu đi kế hoạch thì người đứng đầu tổ chức rất khó để hướng các nhân viên của mình đi đến một mục tiêu ban đầu.

Lập kế hoạch giúp doanh nghiệp ứng phó với những sự bất định và thay đổi trong doanh nghiệp. Sự bất định và thay đổi làm cho việc lập kế hoạch trở nên cấp thiết đối với nhà quản lý. Giống như một người kinh doanh không thể lập duy nhất kế hoạch sản xuất trong nhiều năm và dừng lại ở đó, nếu lập kế hoạch cho một thời gian càng dài thì người quản lý càng ít nắm chắc về mơi trường kinh doanh bên trong và môi trường bên ngồi và về tính đúng đắn của mọi quyết định. Trong kinh doanh, tương lai rất ít khi chắc chắn, tương lai càng xa thì kết quả của quyết định mà ta cần phải xem xét sẽ càng kém chắc chắn. Đối với một nhà quản trị kinh doanh giỏi có thể dự đốn chắc chắn rằng: Trong tháng tới các đơn đặt hàng, các chi phí sản xuất, năng suất lao động và các yếu tố khác của môi trường kinh doanh sẽ ở một mức độ xác định, khơng có nhiều thay đổi. Song nếu một sự biến động mạnh xảy ra, giống như tình trạng hiện nay đó là đại dịch coronavirus, một tình hình khơng được lường trước dẫn đến việc huỷ bỏ đơn đặt hàng của một số khách hàng chắc chắn đã làm đảo lộn tất cả về năng suất, nhân lực, vật lực....Do đó, kế hoạch phải được thay đổi nhanh chóng để thích ứng với thời điểm hiện tại để nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời.

Theo Nguyễn Thanh Liêm (2006) cho rằng lập kế hoạch làm giảm sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí nguồn lực trong doanh nghiệp. Đúng như vậy, khi mục tiêu và những phương hướng được xác định rõ ràng, thì những yếu tố phi hiệu suất cũng được bộc lộ. Việc lập kế hoạch sẽ giảm thiểu chi phí vì nó chủ động tập trung vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp.

Trang 24

Đặc biệt ở phạm vi cơ sở sản xuất tác dụng của việc lập kế hoạch càng rõ nét. Khi chứng kiến quy trình sản xuất ra một sản phẩm nội thất gỗ, cụ thể là ghế gỗ. Từ hệ thống sấy nguyên liệu đầu vào theo đúng nhiệt độ, độ ẩm và thời gian đã định để gỗ khơng bị nứt, đến hệ thống cắt, tạo hình và đưa đến lắp ráp, sơn và đưa đến băng tải để kiểm tra và đóng gói, bảo quản. Q trình này địi hỏi phải có một kế hoạch cụ thể cho từng cơng đoạn mà nếu thiếu chúng thì việc sản xuất sẽ bị rối loạn và tốn kém quá mức nếu một trong các công đoạn thực hiện khơng khớp hoặc khơng đúng quy trình trong kế hoạch.

Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả. Một doanh nghiệp nếu khơng có kế hoạch thì sẽ khơng rõ phải đạt tới những gì và đạt ở mức độ như thế nào, có hiệu quả hay không đương nhiên là không thể xác định được liệu nó có thực hiện được mục tiêu hay chưa và cũng không thể thực hiện được những biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có nhiều sai sót xảy ra. Vì vậy, khơng có kế hoạch thì cũng khơng có khả năng kiểm tra. Trong sản xuất, kế hoạch giúp nhà quản lý kiểm tra sản xuất có đạt được số lượng theo đúng kế hoạch đề ra hay khơng, từ đó có thể đưa ra các chỉ đạo phù hợp giúp đạt được mục tiêu.

Như vậy, vai trị của lập kế hoạch là vơ cùng quan trọng kể cả với quy mô nhỏ như một cá nhân hay một tổ chức, doanh nghiệp với quy mô lớn. Lập kế hoạch giúp tổ chức tập trung khả năng chú ý vào các mục tiêu đã định, giúp nhà lãnh đạo hướng nhân viên mình đi theo một hướng, hợp tác tạo nên sức mạnh đồng lòng đưa doanh nghiệp phát triển bền vững. Đồng thời, khai thác con người và các nguồn lực khác một cách có hiệu quả cũng như đưa ra các quyết định quan trọng trong tương lai.

Tóm lại, chức năng lập kế hoạch là chức năng cơ bản đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi q trình. Bất kể quy mơ, lĩnh vực kinh doanh, cấp quản trị, việc lập ra được những kế hoạch hiệu quả là chiếc chìa khố cho việc thực hiện một cách hiệu quả những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.

2.1.3 Hệ thống kế hoạch trong các doanh nghiệp

Theo Phan Thị Ngọc Thuận (2006) hệ thống kế hoạch được chia theo mức độ tổng quát, theo thời gian và theo mức độ cụ thể như sau:

Trang 25

- Theo mức độ tổng quát

Sứ mệnh: là cơ sở đầu tiên để xác định mục tiêu chiến lược của hệ thống và nó cũng là cơ sở để xác định phương thức hành động cơ bản của tổ chức.

Kế hoạch chiến lược: là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp, thiết lập nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp do các nhà quản lý cấp cao thiết kế nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho doanh nghiệp.

Kế hoạch tác nghiệp: là kế hoạch chi tiết để đạt những mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp đưa ra những chiến thuật hay những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện kế hoạch chiến lược.

- Theo thời gian

Kế hoạch dài hạn: Từ 5 năm trở lên, giúp nhà quản trị đưa ra những dự định, kế hoạch dài hạn thuộc về chiến lược, thường là trách nhiệm của các nhà quản lý cao cấp chỉ ra con đường và chính sách phát triển của doanh nghiệp.

Kế hoạch trung hạn: thường từ 1 đến 5 năm nhằm phác thảo các chính sách, chương trình trung hạn để thực hiện các mục tiêu chính sách, giải pháp được hoạch định trong chiến lược lựa chọn.

Kế hoạch ngắn hạn: kế hoạch cho khoảng thời gian dưới 1 năm như kế hoạch quý, tháng, tuần. Là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dựa vào mục tiêu chiến lược.

- Theo mức độ cụ thể

Kế hoạch cụ thể: là những kế hoạch với những mục tiêu đã được xác định rõ ràng. Kế hoạch định hướng: là kế hoạch đưa ra những hướng chỉ đạo chung và có tính linh hoạt khi mơi trường có sự bất ổn cao. Đặc biệt khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn hình thành và suy thối trong chu kỳ kinh doanh của nó.

2.2 Q trình lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

Là quá trình gồm tất cả các bước, các công việc cần thiết để xây dựng được một bản kế hoạch.

2.2.1 Các căn cứ lập kế hoạch

Theo Phan Thị Ngọc Thuận (2006) cho rằng để lập được một kế hoạch khả thi, người lập kế hoạch phải dựa vào một số căn cứ nhất định:

Trang 26

- Phân tích tình hình tiêu thụ kỳ trước

- Các đơn đặt hàng, hợp đồng đã ký hoặc dự kiến

- Dự đoán xu hướng thay đổi của thị hiếu

- Cân đối quan hệ cung cầu

- Tồn kho và năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Đây là những căn cứ quan trọng đối với công tác lập kế hoạch tổng thể. Ngoài ra, năng lực sản xuất của một doanh nghiệp có thể kiểm sốt được theo từng thời điểm. Còn thị hiếu khách hàng và quan hệ cung cầu là những yếu tố bên ngồi khơng dễ kiểm sốt. Chính vì vậy, việc lập kế hoạch địi hỏi rất nhiều vào trình độ, kinh nghiệm và sự nhạy bén của người lập kế hoạch, vào khả năng tổng hợp thông tin và điều chỉnh các căn cứ nói trên. Một trong những căn cứ quan trọng phải xem xét khi lập kế hoạch là năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất phụ thuộc vào sự thay đổi của điều kiện sản xuất, chẳng hạn đầu tư máy móc thiết bị thì năng lực sản xuất tăng lên và ngược lại. Tương tự, nhân cơng với tay nghề cao thì năng lực sản xuất của bộ phận tăng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng thể tại xưởng gỗ công ty TNHH scancom việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)