CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch
Theo Nguyễn Thanh Liêm (2006), các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Bao gồm các nội dung sau:
2.3.1 Các yếu tố bên trong
2.3.1.1 Quan điểm, năng lực của nhà lập kế hoạch
Công tác lên kế hoạch chịu sự tác động trực tiếp của con người – chính là các nhà lập kế hoạch. Ngoài các yếu tổ khách quan bên ngồi tác động nó cịn chịu ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của người lập kế hoạch. Do đó, năng lực của những nhà làm kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của bản kế hoạch. Yêu cầu đặt ra đòi hỏi họ
Trang 32
phải thực sự có chun mơn, tầm nhìn, nhạy bén với con số cũng như có những dự đốn về tương lai, nắm chắc tình hình cũng như năng lực của doanh nghiệp.
2.3.1.2 Hệ thống thông tin
Yếu tố con người cũng như thông tin giữa con người trong các bộ phận liên quan ln có tác động quan trọng đến cơng tác lập kế hoạch. Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, thông tin sẽ giúp bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn, kịp thời. Đồng thời trong quá trình thực hiện kế hoạch, việc thông tin được cập nhật và phản hồi đúng thời điểm giúp có những điều chỉnh phù hợp.
2.3.1.3 Sự hạn chế của các nguồn lực
Doanh nghiệp được hỗ trợ với nguồn nhân lực dồi dào luôn mang đến một sự thành công vững chắc. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy sự khan hiếm của các nguồn lực là bài tốn khó cho các nhà quản trị khi lập kế hoạch. Chính điều này làm giảm mức tối ưu của phương án kế hoạch được lựa chọn. Như chúng ta đã biết, số lượng lao động có trình độ chun mơn, quản lý, lực lượng lao động trẻ vẫn còn phải đào tạo nhiều. Nếu doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên trình độ, đặc biệt là trong cơng tác lập kế hoạch thì đảm bảo doanh nghiệp sẽ thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì khi tất cả các nhân viên điều có cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể thì các hoạt động được thực hiện một cách tối ưu nhất.
Tiếp đến cần phải kể đến tiềm lực về tài chính. Khả năng tài chính ảnh hưởng rất lớn đến việc lập kế hoạch sản xuất. Khả năng tài chính cho phép nhà sản xuất có cái nhìn tồn diện cũng như có ứng phó kịp thời với những biến động khác xảy ra. Khả năng tài chính suy yếu sẽ kéo theo suy yếu nhiều yếu tố khác.
Cơ sở vật chất kỹ thuật – cơng nghệ của doanh nghiệp càng hồn chỉnh và ổn định thì càng dễ dàng đạt được kế hoạch đề ra. Khi doanh nghiệp hạn chế khả năng về máy móc thiết bị, cơng nghệ, nhà xưởng, kho tàng…thì việc đồng nhất về chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được kế hoạch là vơ cùng khó khăn. Điều đó đã cản trở việc xây dựng và lựa chọn những kế hoạch sản xuất tối ưu nhất.
2.3.1.4 Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
Công tác lập kế hoạch được thiệt lập dựa trên những mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được của ban điều hành cũng như tồn cơng ty. Do vậy, mục tiêu chính là nền tảng của việc lập kế hoạch. Chính vì thế các nhà lập kế hoạch
Trang 33
cần phải dựa vào hệ thống mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp mình để có các kế hoạch dài hay ngắn hạn cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
2.3.2 Các yếu tố bên ngồi
2.3.2.1 Các biến động của mơi trường kinh doanh
Sự biến động của môi trường kinh doanh là vấn đề không thể lường trước được, do đó xây dựng kế hoạch là q trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tình huống khơng chắc chắn của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải tính tốn, nhạy bén phán đốn được sự tác động của mơi trường kinh doanh để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình hiện tại.
2.3.2.2 Các yếu tố kinh tế và cơ chế quản lý
Các hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp luôn chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế cũng như cơ chế quản lý của đất nước mà doanh nghiệp hoạt động. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra phương án và đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Vì các nhân tố này có ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hóa, nó thường bao gồm các nhân tố như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, sự gia tăng của đầu tư… Bên cạnh đó, cơ chế quản lý của Nhà nước cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ. Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kế hoạch sản xuất phát triển, ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.