Điều độ sản xuất và điều chỉnh kế hoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng thể tại xưởng gỗ công ty TNHH scancom việt nam (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SCANCOM VIỆT NAM

2.5 Điều độ sản xuất và điều chỉnh kế hoạch

2.5.1 Nội dung sơ lược về điều độ sản xuất

Sau khi kế hoạch được xây dựng, việc triển khai thực hiện kế hoạch là khâu mang tính quyết định đến việc có đạt được những chỉ tiêu đã đặt ra hay khơng. Xét theo trình tự của hoạch định trong sản xuất thì điều độ sản xuất là giai đoạn cuối cùng để biến mong muốn thành hiện thực. Vì vậy, cơng tác điều độ sản xuất phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các hoạt động hoạch định trong sản xuất. Điều độ sản xuất là các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất trong từng giai đoạn, cụ thể là theo từng ngày, từng tuần và phân giao cho từng đơn vị cơ sở, từng bộ phận cũng như từng lao động cụ thể trong doanh nghiệp đảm nhận.

Trang 35

Theo Trương Đồn Thể (2007), q trình điều độ sản xuất bao gồm nhiều nội dung khác nhau, đó là:

Dự tính các nguồn lực như số lượng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm.

Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lượng và khối lượng các công việc trong một khoảng thời gian nhất định, tổng thời gian phải hoàn thành tất cả các công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc, thứ tự thực hiện các công việc.

Phân giao cơng việc và thời gian phải hồn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng người, từng máy...

Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc sao cho thời gian ngừng máy và thời gian chờ đợi là nhỏ nhất.

Theo dõi, phát hiện những biến động bất thường có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành lịch sản xuất đúng kế hoạch hoặc những hoạt động gây lãng phí, tăng chi phí và đề xuất những giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Trong một phân xưởng, một nơi làm việc hoặc máy móc thiết bị hàng ngày phải thực hiện nhiều công việc khác nhau. Việc sắp xếp thứ tự thực hiện công việc ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn thành đúng hạn và tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó, người quản lý phải biết lựa chọn và xác định các chỉ tiêu được ưu tiên mà phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.

Để tiết kiệm thời gian trong quá trình ra quyết định người ta đưa ra các nguyên tắc ưu tiên. Trong từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn áp dụng một nguyên tắc ưu tiên thích hợp. Một số nguyên tắc ưu tiên thường được áp dụng:

Nguyên tắc 1: Đến trước làm trước (First come, First serve – FCFS)

Theo nguyên tắc này những đơn hàng, công việc hoặc khách hàng nào đến trước sẽ được ưu tiên thực hiện hoặc phục vụ trước và ngược lại.

Nguyên tắc 2: Thời gian hoàn thành ngắn nhất (Earliest Due Date – EDD) Theo nguyên tắc này đơn hàng nào yêu cầu hoàn thành sớm nhất thì được ưu tiên làm trước.

Trang 36

Theo nguyên tắc này công việc nào dự kiến làm nhanh nhất thì ưu tiên thực hiện trước, việc nào làm lâu hơn sẽ thực hiện sau.

Nguyên tắc 4: Thời gian gia công dài nhất (Long Processing Time – LPT) Theo nguyên tắc này người ta ưu tiên chọn cơng việc có thời gian gia cơng dài nhất để thực hiện trước và ngược lại.

2.5.2 Giám sát đánh giá kế hoạch

Kế hoạch được xây dựng và triển khai thực hiện nhờ vào quá trình điều độ sản xuất. Kế hoạch không chỉ dựng lại sau khi đã đưa vào sản xuất vì trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh những vấn đề làm chậm tiến độ so với kế hoạch đã đề ra. Để biết được sản xuất có theo kịp với kế hoạch đã đề ra hay không chúng ta cần tiến hành giám sát và đánh giá kết quả của kế hoạch được xây dựng. Nhiệm vụ đánh giá làm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theo dõi, phát hiện những phát sinh không phù hợp với mục tiêu. Khi phát hiện những phát sinh không phù hợp, điều quan trọng là cần phải tìm được các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề đó. Những nguyên nhân này có thể thuộc về các cấp thực hiện kế hoạch, ý thức chủ quan của các nhà lãnh đạo, quản lý hay là những phát sinh đột xuất nảy sinh trong quá trình triển khai kế hoạch.

2.5.3 Điều chỉnh kế hoạch

Từ những sai xót trong q trình triển khai kế hoạch dẫn đến tình trạng chậm tiến độ cũng như khơng đáp ứng được mục tieu kế hoạch đề ra, các nhà kế hoạch sẽ đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết và kịp thời. Kế hoạch được xem là linh hồn của tồn bộ q trình sản xuất được sử dụng trong suốt quá trình sản xuất – kinh doanh. Nếu có những vấn đề phát sinh trong một quy trình, mọi hành động điều quay lại bước đầu tiên là lập kế hoạch để kịp thời điều chỉnh và triển khai theo kế hoạch đã được chỉnh sửa.

Q trình này địi hỏi tính linh hoạt và nghệ thuật quản lý rất lớn. Nếu như một khâu nhất định của q trình khơng phù hợp với mục tiêu đề ra thì nó có thể dẫn tới những hậu quả mang tính dây chuyền khơng lường trước được.

Trang 37

CHƯƠNG 3: THỰCTRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TẠI XƯỞNG GỖ - CÔNG TY

TNHH SCANCOM VIỆT NAM 3.1 Quy trình sản xuất tại nhà máy gỗ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tổng thể tại xưởng gỗ công ty TNHH scancom việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)