II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, nhóm I PHƯƠNG TIỆN : Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh
1. Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào?
- Mục tiêu: HS nhận biết được sự phân công lao động đã được hình thành. - Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, …
- Phương tiện: Tranh ảnh. - Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc mục 1 SGK, thực hiện các yêu cầu sau:
+ Theo em, muốn có được thóc lúa, người nơng dân phải làm những việc gì? Làm như thế nào và vào lúc nào?
+ Việc đúc một đồng cụ bằng đồng, có phải ai cũng làm được không? Tại sao?
+ Sự phân công lao động đươc hình thành như thế nào?
+ Sự phân cơng lao động có tác động như thế nào tới sản xuất ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Từ khi thuật luyện kim được phát minh và nghề nông trồng lúa nước ra đời con người phải chuyên tâm làm một số việc nhất định; sự phân cơng lao động đã được hình thành:
+ Phụ nữ ngồi việc nhà, thường tham gia sản xuất nơng nghiệp, làm đồ gốm và dệt vải.
+ Nam giới: một phần sản xuất nông nghiệp, đi săn, đánh cá; một phần chuyên hơn làm việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức...
2. Hoạt động 2