3. Phương pháp hoạch định chiến lược theo Philip Kotler
3.5. Hoạch định lợi nhuận mục tiêu và Hoạch định tối ưu lợi nhuận
Một trong những sai lầm dễ mắc nhất của những doanh nghiệp trẻ là nhầm lẫn giữa thành công về doanh thu và lợi nhuận. Những doanh nhân trẻ thường hay nghĩ rằng đã kinh doanh là phải làm sao có được dịng tiền vào càng nhiều càng tốt.
Họ tiến hành hàng loạt cuộc khuyến mãi giảm giá, hy sinh cả lợi nhuận hay là thực hiện nhiều dịch vụ tốn kém mà khách hàng không thực sự cần thiết. Để tăng đều cả lợi nhuận và doanh thu, doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu lợi nhuận trong đợt bán hàng. Nên sử dụng một kế toán chuyên nắm bắt mức doanh thu thuần, tiền mặt và tính thanh khoản của doanh nghiệp. Hãy ln nhớ rằng tiết kiệm được một đồng là đã có thêm một đồng lợi nhuận.
Bước đi quan trọng tiếp theo là theo sát những quy luật đơn giản sau đây để có thể tạo nên mức lợi nhuận tuyệt đối trong mỗi lần giao dịch bán hàng:
-Xem trọng việc định giá.
Nhiều doanh nghiệp thường nghĩ rằng họ phải giảm giá thật thấp so với các đối thủ để thu hút được khách hàng, nhưng đó là tiền đề của sự thất bại. Nếu chỉ đơn giản thu hút mọi người bằng mức giá thấp thì hãy hiểu rằng khách hàng cũng sẽ cố gắng tìm ra nơi khác bán hàng rẻ hơn. Do đó, để định giá hàng hóa một cách đúng đắn nhất, hãy kiểm tra các chi phí và điểm hịa vốn của doanh nghiệp, sau đó hãy nhìn vào mức độ định giá của các đối thủ, nhất là những doanh nghiệp lâu năm. Và đừng e ngại việc trở thành doanh nghiệp bán đắt trên thị trường nếu bạn cung ứng được sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn, tương xứng với giá cả đã quyết.
-Thúc đẩy những mẫu hàng hóa và dịch vụ có lợi nhuận cao.
Biết được sự khác biệt về mức lãi suất giữa sản phẩm A và sản phẩm B là rất cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó hãy nghĩ ngay đến việc gia tăng mức doanh thu thuần cuối kỳ của mình bằng cách thúc đẩy, quảng bá những nhãn hiệu ít tiếng tăm nhưng tạo được nhiều lợi nhuận hơn so với những sản phẩm cịn lại. Có thể doanh số bán ra từ sản phẩm ấy chưa cao, nhưng rồi số tiền lời thực sự sẽ nhiều hơn.
-Bỏ đi chiến dịch giảm giá.
Một cửa hàng bán trang phục đang thực hiện giảm giá 20% cho mọi mặt hàng. Nếu ai đó mua sắm 500 ngàn đồng thì cửa hàng đã mất đi 100 ngàn đồng. Điều gì sẽ xảy ra nếu cửa hàng ấy thay chiến dịch giảm giá kia bằng việc tặng cho khách hàng một chiếc áo sơ mi chỉ có giá 50 ngàn đồng? Cơng thức này có thể được sử dụng cho bất kỳ ngành nghề nào. Chẳng hạn doanh nghiệp buôn bán máy tính có thể khuyến mãi bằng cách lắp ráp và bảo hành miễn phí trong nhiều tháng thay vì tặng phiếu giảm giá. Những cửa hiệu cung cấp dịch vụ làm đẹp, thay vì giảm giá tiền thì nên tặng thêm dịch vụ cho khách hàng.
-Bỏ đi những sản phẩm và dịch vụ khơng sinh lời.
Khơng q khó để biết những loại sản phẩm hay dịch vụ chẳng hề mang về một đồng tiền lời. Đã từng có trường hợp một nhà sản xuất phải gần như phá sản dù bán ra những chiếc guitar đẹp, có chất lượng âm thanh tốt, nhưng sau khi trừ đi các chi phí quảng cáo và thuê địa điểm bán hàng thì mỗi chiếc guitar bán được đem về lợi nhuận xấp xỉ con số 0. Khi đó, cách tốt nhất là khơng tiếp tục sản xuất ra những chiếc guitar khơng sinh lời đó nữa để chuyển sang làm kiểu đàn khác với giá rẻ hơn. Những sự thay đổi cần được thực hiện rốt ráo để đồng tiền phải tạo ra lợi nhuận ngày một cao hơn.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy thiết lập mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho một doanh nghiệp cụ thể?
2. Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu tác động đến quá trình hoạch định chiến lược marketing?
3. Phân tích những cơ hội và nguy cơ tác động đến quá trình hoạch định chiến lược marketing?
4. Phân tích các yếu tố thị trường tác động đến quá trình hoạch định chiến lược marketing ?
5. Hãy thiết lập nên một kế hoạch marketing cho một dòng sản phẩm bất kỳ?
CHƯƠNG 6: TRIỂN KHAI MARKETING MIX VÀ KẾ HOẠCH TIẾP THỊ HÀNG NĂM - DEVELOPING MARKETING
MIX AND ANNUAL MARKETING Giới thiệu
Marketing hỗn hợp (marketing – mix) là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Nếu sự phối hợp hoạt động những thành phần marketing được nhịp nhàng và đồng bộ thích ứng với tình huống của thị trường đang diễn tiến thì cơng cuộc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trôi chảy, hạn chế sự xuất hiện những khả năng rủi ro và do đó mục tiêu sẽ đạt được là lợi nhuận tối đa. Nhà quản trị tài năng là nhà tổ chức, điều hành phối hợp các thành phần marketing trong một chiến lược chung đảm bảo thế chủ động với mọi tình huống diễn biến phức tạp của thị trường.
Mục tiêu:
-Triển khai được phối thức marketing mix; -Phân tích được kế hoạch tiếp thị hàng năm; -Vận dụng lập kế hoạch hàng năm;
-Nghiêm túc và cẩn thận trong quá trình nghiên cứu và giải quyết tình huống.
Nội dung chính