(Năm mới, hạnh phúc bình an đến Ngày xuân vinh hoa, phú quý về)

Một phần của tài liệu Văn hóa Tết cổ truyền người Việt: Phần 1 (Trang 49 - 53)

Ngày xuân vinh hoa, phú quý về)

Treo câu đối, “chơi” câu đối là một lối sống có văn hoá, một lối chơi văn hóa của tao nhân mặc khách xưa. Thường nội dung câu đối biểu hiện một ý niệm triết lý nhân sinh, hoặc là ca ngợi tiên hiền, hoặc đề cao đạo lý, hay nói lên lý tường cuộc sống binh dị của con người thương tình; cầu mong phúc, lộc, thọ, khang, ninh; hoặc nói lên chí khí, ước vọng thanh cao của con người đối với nhân quần thế thái, đất nước non sô n g ...

Câu đối trong đời thường hàng ngày là một lối chơi chữ thông minh của người xưa; lối chơi giải trí có tính chất trí tuệ (trong những cuộc ra vế đối thách đối; hỏặc thử tài nhau).

Nhưng ngày tết cứ phải là treo câu đối đỏ, màu đỏ vốn là màu tươi sáng đã đành, theo quan niệm dân gian, màu đỏ là biểu hiện của sức sống (máu, lửa), đem lại sức sống mới trong mùa xuân tớ i... và phải là câu đối ĐỎ thì mới dậy màu bánh chưng X A N H ...

TRANH TÉT: Bàn thờ đã bày biện xong, câu đối đă treo, dán đủ từ cổng vào nhà. Nhà cửa sáng ra dã sạch sẽ bụi bặm, mạng nhện và đặc biệt bởi lớp vơi mới, trắng tốt ba phía vách gian giữa nhà giữa. Song trang hoàng nhà cửa vẫn cịn thiếu thứ khơng thể thiếu được, đổ là tranh tết. Nói đến tranh tết khơng chỉ là nói đến thú chơi tranh mà chính là những quan niệm về tranh tết của người nông dân thuở xưa. Tết mà khơng có tranh, gian nhà như trơ trẽn, trổng rỗng, thiếu sự hoà hợp sắc màu, và đặc biệt thiếu sự hỗ trợ, hưởng ứng tinh thần. Có loại tranh hợp với trẻ en., có loại hợp với người lớn.

Những nhà có học ít chữ thành hiền thích loại tranh bộ như Nhị bình (bộ 2 bức), như Chim công múa - Cá chép trông trăng; Tứ bình (bộ 4 bức) như mai, lan, cúc, trúc tượng trưng 4 mùa, hay 4 tố nữ chơi đàn, thổi sáo, gõ phách và ca hát... Hoặc có khi lại thích các tranh Trung Quốc vẽ các cảnh trong các bộ truyện nổi tiếng: Chinh dông - Chinh tây, Tam q u ố c... Nhưng phần lớn các gia đình nơng dân thích treo những bức tranh dân gian cổ truyền thuộc nhiều loại dề tài, thoả mãn nhiều nhu cầu dồng thời. N gay ngồi cổng, bên cạnh đơi câu đối, có nhà dán hai bên cột hai bức vẽ một bên là ông Tiến tài, một bên là ông Tiến lộc để cầu mong năm mới tiền của vào nhà mình nhiều như nước. Tranh miêu tả hai vị thần mũ áo triều phục văn quan, mặt đỏ, hiền từ, mỗi vị mang một biển (Tiến tài, Tiến lộc). Tục cho rằng hai vị này sẽ mang thịnh vượng tới cho gia đình. N gược lại, có nhà thay vì hai bức trên lại dán hai bức tranh

Vũ Đinh, Thiên Ắt. Hai vị thần này mặc võ phục, mỗi vị cầm ở tay thanh long đao, mặt hồng, mắt xếch trông thật uy nghi. Tục truyền rằng hai bức tranh này dán ngoài cổng ma quỷ sẽ không dám vào nhà quấy nhiễu. Tranh dán trong nhà trông hiền lành, vui mắt horn, v ẫ n là những tranh mộc bản in màu, nội dung tranh ở đây tuy hồn nhiên, nhưng gia chủ dán len cũng đều có dụng ý. Tranh “Gà trống” đẹp, uy nghi tượng trưng cho ngũ quý (năm đức tính quý báu): Văn (đẹp, mào gà); Vũ (cựa gà, võ khí, con nhà “võ”); Nhân (biết thương yêu đồng loại, có thức ăn ngon là gọi bầy đàn); Dũng (gặp kẻ thù là lao vào chiến đấu dũng mãnh, bảo vệ bầy dàn); Tín (gáy báo canh hàng ngày rất đúng, nông dân làm ăn có quy củ, giữ chữ Tín, từ sinh hoạt bình thường nhất). Tranh “ Đàn gà, m ẹ con” cũng như bức “ Đàn lợn, mẹ con” như muốn giới thiệu cảnh sinh hoạt thông thường ’ờ nông thôn dân dẩ, cùng ước vọng “con đàn cháu đống” mà thuận hoà. Tranh “Đánh ghen” hài hước và nghịch cảnh hàm ý chê bai ông chồng “tham lam”, nhiều vợ, đang cố dàn hoà mối mâu thuẫn trong nhà, lại dùng thêm cái triết lý ích kỷ:

“Thôi thôi, nuốt giận làm lành,Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta ” Chi điều sinh sự nhục mình nhục ta ”

Tranh “Hứng dừa” cịn hóm hỉnh hơn nữa. N gười phụ nữ chất phác và mê mải dơ váy lên hứng quả dừa, mà quên đứt khi làm như vậy là dễ để cả “cơ đồ” ra. Quả dừa lợi nhỏ, hở “cơ đồ” là hại lớn. Còn biết bao tranh hài ước thú vị như vậy (“Đám cưới chuột’, “Thầy đồ cóc dạy học” ...)

đem lại cái vui nhè nhẹ, biểu hiện trí thơng minh cùa người xưa, thật (láng thưởng thức trong ngày xuân mới dầy hy vọng nàv. N goải ra cịn có một loại đề tài khác ca ngợi các anh hùng dàn tộc đã đem lại vinh quang cho Tổ quôc như “ Bả Trưng Trắc”, “N g ô Quyền đánh quân Nam H án” hay “Vua Đinh Tiên H oàng” nhắc thời nhò tuổi Đ inh B ộ Lĩnh dà chơi trò cờ lau tập trận... N hững tranh sinh hoạt và lịch sử như vậy đã tôn thêm vẻ rực rỡ sáng láng cho gian nhà, dã tạo ra khơng khí ấm cúng tươi vui trong tâm lý người dân ngày tết đến, xuân sang. Cịn trẻ con thì say m ê với chính hình ảnh của mình trên tranh như bức “ Phú quý” vẽ hình em bé để trái đào đang giữ con vịt, hay bức “Vinh hoa” cũng vẽ em bé như vậy nhưng không giữ vịt mà là giữ con gà trống. Hoặc như các bức “Thất dông” : 7 em bé hồn nhiên dang hái quả, hoặc bức “Tử tôn vạn dại” (con cháu đời đời) là hình ảnh 4 em để trái đào dang vui chơi với những dây bầu trĩu q u ả...

Chơi tranh tết quả là thú vui, là sự thưởng thức, nhưng đồng thời cũng là “cầu m ong” cho bản thân từng người hay cho cà gia đình sang năm mới con người sống hạnh phúc và nhân ải hơn. Lại nữa, những bức tranh như Vũ Đinh, Thiên Ất đều ít nhiều hàm nghĩa ma thuật, làm cho con người đón và hưởng cái tết trong khơng khí và tâm trạng vui tươi, yên bình hơn.

Một phần của tài liệu Văn hóa Tết cổ truyền người Việt: Phần 1 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)