. Tuỳ hoàn cảnh, tuỳ ý thích, có nhà gói bành từ 26-27 tết, có nhà tới vài ba ngày sát tết mới làm Đ i trên đường làng
Tiên tổ bảo hộ gia đình, từ già đến trẻ, hạnh phúc an khang, vạn sự hanh thông, người tâng vật vượng.
khang, vạn sự hanh thông, người tâng vật vượng. Thượng hưởng(ì) ”
Khấn xong, gia trưởng lui ra, toàn thể người nhà, quần áo chỉnh tề, lần lượt theo thứ bậc tới trước bàn thờ làm lễ.
Cách thứ hai, như làng Đáp c ầ u (thị xã Bắc N inh), lệ làng quy định, chiều 30 tháng Chạp các gia đình làm lễ R ước tổ tiên về thờ. Gia trưởng cùng một vài người con và
<I} Theo Toan Ánh, Tín ngirỡng Việt Nam quyển hạ. Nam Chí Tùng
cháu mang cuốc xẻng cùng vàng hương ra mộ. Tới nơi, lấy cuốc dọn sạch cỏ dại, dể rễ cỏ không đâm xuống áo quan, xâm phạm hài cốt. Rồi vun đất, dắp lại nấm mộ cho cao, gọn, đốt hương, cắm cả bó trên mộ. Rồi, khấn mời tổ tiên về nhà cùng con cháu dón xuân mới.
Cùng lúc với việc cúng gia tiên, gia chủ sai người dào hố chôn cột nêu ngay sân trước nhà, dưới chân nêu rắc vôi bột, hình cây cung và mũi tên, hướng ra phía cồng như ý đuổi ma quỷ không cho vào nhà.
Sau khi rước các cụ tới nhà rồi, đợi cháy hết tuần hương, cỗ cúng dược hạ xuống, cả nhà quần tụ xung quanh mâm cơm “tất niên” vui vẻ trịnh trọng này. Đây là bữa cơm sang trọng đã đành, nhưng điều quan trọng hàng dầu là, tất cả mọi thành viên trong nhà, kổ cả những người di xa, đều đã có mặt, chỉ dịp này mới dầy đủ, dự bữa cơm ấm cúng, tình nghĩa, đúng phong tục cổ truyền, để hàn huycn mọi chuyện vui buồn, mà cả năm, vì sinh kế và mọi cớ này cớ khác, không sao cỏ mặt cùng lúc quanh mâm cơm như lúc này được. Vì vậy bữa cơm này rất vui, chuyện nở như ngô rang, với nhiều thái độ: an ủi người không may, thất tài, thất lộc hay ốm yếu; khuyến khích người thành đạt, dù nhỏ, chúc mừng người gặp may và sức khoẻ tăng tiến. Hoặc nữa, bàn bạc, mách kế cho nhau, bàn’ cách giúp đỡ nhau, qua câu trò chuyện về việc làm ăn trong năm m ớ i... Mỗi diều tâm sự đều làm cho tình máu mủ thêm gắn bó, thương quý nhau, yên tâm về nhau hơ n ... Bữa cơm cuối năm ngày xưa, với
những gia đình nền nếp, là không thể thiếu được. N gư ời ta nói “phải giữ nếp nhà” là như vậy.
Cũng đến lúc này các gia đình mới bộc lộ rõ tình cảnh của mình: hạnh phúc hay bất hồ, nền nếp hay phóng túng, giàu hay nghèo. Các cụ xưa nói: