Nêu cao, pháo nỏ, bánh chưng xanh

Một phần của tài liệu Văn hóa Tết cổ truyền người Việt: Phần 1 (Trang 66 - 69)

. Tuỳ hoàn cảnh, tuỳ ý thích, có nhà gói bành từ 26-27 tết, có nhà tới vài ba ngày sát tết mới làm Đ i trên đường làng

Nêu cao, pháo nỏ, bánh chưng xanh

Nhà chủ vẫn lắng nghe những lời chúc trong trẻo, hồn nhicn đầy lòng nhân hậu và đã quá quen thuộc hàng năm ấy. Bài ca vừa dứt, cánh cửa mở rộng. N gười ta tặng các em ít tiền xu. Các em cho vào ống. Có nhà cịn đem ít mứt và

tâm bánh chưng nữa. Các em vui vẻ nhận quà, chào chù nhà, đi tiếp sang nhà khác. Không ai từ chối các em, vì đó là con trẻ nhà nghèo và người ta nghĩ con trẻ vô tư, lời chúc của các em là thành tâm, sẽ linh nghiệm, gia đinh sẽ hạnh phúc trong năm tới. Còn các em, vào dịp này cũng có bánh, có mứt ăn tết, lại có cả tiền mua pháo tết mừng x u â n ...

Sự hòa họp giữa lời chúc - tiếng hát chào mừng và sự hường ứng - đón nhận - biểu lộ không phân biệt lứa tuổi - các thế hệ; không phân biệt hoàn cảnh giàu - n g h èo ...; không phân biệt vai trò chủ thể - khách thể; người lạ - người quen, mà lại tạo nên tinh thần hịa đồng mang tính truyên thống sâu sắc, tự nhiên của phong tục, một phong tục đẹp, như muốn hỗ trợ cho việc đón năm mới, đón mùa sinh sơi, )hát triển một cách đồng bộ, nhất quán của người V iệt Nam .

Các em đi rồi, bầu trời đêm trờ lại yên tĩnh. N hưng trong mỗi nhà, khơng khí sửa soạn đón giao thừa m ỗi lúc mỗi gấp gáp, trong tâm trạng hồi hộp của m ọi thành viên, nhất là gia chủ.

Bàn thờ gia tiên vẫn sáng, lúc này như sáng hơn. V ì ngồi đèn “Tự đăng” lại có nến, đèn đĩa, đèn của nhà thường dùng. N én hương sào cũng đã đốt, hương vòng cũng nghi ngút khói bay. Hương thơm thoang thoảng lan khắp gian nhà. M ọi nhà sửa soạn lễ trừ tịch, tức là giây phút cuối của năm cũ. Giữa sân, người ta đã thiết lập xong hương án cúng lễ quan Hành khiển. Lễ vật gồm bánh chưng, trầu rượu, vàng hương, xôi gà. N ghi lễ tiến hành đúng giao thừa, giữa

đất trời cao rộng, nhưng đúng giữa đêm, vào phút giao hòa cũ - mới, vậy nôn huyền ảo - trang nghiêm khác thường. Đó là lễ Tống cựu nghênh tân (Tiễn cũ, đón mới). Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương Hành khiển, thừa lệnh và thay mặt N gọc Hoàng Thượng đế coi sóc trần gian từ lúc này tới thời điểm giao thừa năm tới. Do ý nghĩa sâu sắc của nội dung lễ (Tiễn năm cũ ra đi với mọi cái cũ, cái rủi. Đón năm mới vừa đến với nhiều điều mới, điều may) nên nghi thức rất trịnh trọng từ mỗi nhà cũng như tại công quán (điếm sở mỗi xóm ), đình, chùa làng.

Ở những nơi công cộng cũng giống như các nhà dân, phẩm vật trong lễ giao thừa là đồ mặn. Ở đình ơng tiên chỉ hoặc cụ thủ từ làm chù lễ. Ở các xóm , người ta cúng ngay tại điếm canh do vị cao niên hoặc chức sắc cao nhất xóm chủ trì. Bàn thờ lập giữa trời. Đ ó là chiếc hương án trên có đỉnh đốt trầm hoặc bát hương lớn khói tỏa nghi ngút, hai ngọn nến tỏa sáng hai bên. Trên mâm lễ vật là chiếc thủ lợn luộc hoặc con gà luộc mỏ ngậm bông hồng, bánh chưng, mứt kẹo, hoa quả, rượu nước, trầu cau, vàng mã, cỗ mũ mã của Đại vương.

Tại đinh, cùng với lễ cúng ngoài trời này, lễ cúng Thành hoàng cũng được tiến hành song song nơi hương án cố định. Tại chùa, nhà chùa cũng dâng hương, đèn nến sáng trưng •khắp chốn cúng Phật, đồng thời cũng cúng Đức Ồng hoặc

Tất cả mọi sự sửa soạn như vậy trong lúc này đều h c M sức khẩn trương, chu đáo, để khi có chng chùa nổi lê n ^ » tức là tín hiệu thiêng liêng báo phút giao hòa cũ mới đã tớ im thì pháo nổ cùng với những nghi thức được tiến hành— nghiêm trang chào đón nãm mới bằng lời vần khấn như:

Một phần của tài liệu Văn hóa Tết cổ truyền người Việt: Phần 1 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)