Bài học về tác động tiêu cực của một chính sách thuế không phù hợp:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)

Theo IMF, chính sách thuế của Mỹ đã gián tiếp khuyến khích việc sử dụng địn bẩy

tài chính của khu vực DN cũng như dân cư. Luật thuế thu nhập DN của Mỹ cho phép khấu trừ chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập DN. Trong khi đó, việc huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu không nhận được bất kỳ sự ưu đãi tương tự nào về thuế. Điều này sẽ khuyến khích DN cũng như các tổ chức tài chính sử dụng vốn vay trong hoạt động SXKD hơn là tăng vốn chủ sở hữu. Đối với khu vực dân cư, luật thuế

thu nhập cá nhân cũng cho phép khấu trừ phần trả lãi vay mua nhà khỏi phần thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập cá nhân. Theo số liệu của IMF, khoản hỗ trợ về thuế này tương đối lớn, chiếm khoảng 19% thu nhập của tầng lớp trung lưu và khoảng 8% thu nhập của tầng lớp có thu nhập thấp. Chính sách này đã khuyến khích người dân tăng các khoản vay mua nhà. Như vậy, những chính sách ưu đãi thuế kể trên đã góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân vay vốn để ĐT vào những lĩnh vực rủi ro cao như CK, BĐS. Điều này tạo nên bong bóng CK, BĐS ở Mỹ, một trong những nguyên

nhân gây ra khủng hoảng tài chính. Ngồi việc khuyến khích sử dụng địn bẩy tài

chính, chính sách thuế cũng tác động tới mức độ và sự biến động giá cả của các tài sản

cơ bản trong đó có CK. Chẳng hạn, việc Chính phủ cắt giảm thuế đánh vào cổ tức

được chia đã góp phần khiến CK tăng giá. Tuy nhiên, những tác động của chính sách

thuế tới sự tăng giá các loại tài sản khá phức tạp, khó có thể đo lường chính xác.

Trong trường hợp này, nếu chính phủ Mỹ khuyến khích mua nhà thơng qua việc giảm lãi suất cho vay kinh doanh BĐS thay vì sử dụng chính sách thuế có lẽ tình hình sẽ khả quan hơn.

Kết luận chương 2

Tại VN hiện nay, do nhiều nguyên nhân mà thị trường BĐS đã và đang rơi vào

thời kỳ trầm lắng, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Mặc dù vậy, thị trường BĐS

vẫn đầy tiềm năng và mở ra nhiều cơ hội tốt. Nhưng để phát triển thị trường còn non

trẻ này khơng những địi hỏi sự nỗ lực, kinh nghiệm của các nhà ĐT mà còn cần được sự điều tiết và định hướng đúng đắn từ phía Nhà nước. Từ cuộc khủng hoảng, chắc chắn sẽ có nhiều bài học bổ ích được rút ra, VN cần nghiêm túc phân tích, ứng dụng

những kinh nghiệm này từ đó xây dựng được một cơ chế chính sách linh hoạt, phù

hợp với thực tiễn để phát triển thị trường BĐS theo hướng lành mạnh, ổn định, góp

Chương 3: Thị trường bất động sản VN- Thực trạng và xu hướng phát triển 3.1 Thị trường bất động sản Việt Nam và các mối quan hệ tương quan trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)