Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng bất động sản:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 81)

Tính đến tháng 8/2010, tổng số NH Mỹ sụp đổ trong năm 2010 lên đến 108. Như vậy hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong 100 năm qua vẫn tiếp tục tác động đến thị trường tài chính Mỹ. Trong bối cảnh đó, 39 NHTM đang hoạt động ở

VN dường như không bị ảnh hưởng đáng kể. Phải chăng hệ thống NH VN đã có cơ

chế đủ mạnh để đủ sức vượt qua mọi khủng hoảng.

Hiện nay, báo cáo nợ xấu của hệ thống NH bình quân khoảng 1,28% trên tổng dư nợ, nhưng đến khi thực tế có NH tỷ lệ nợ xấu lên tới 12% tính theo chuẩn kế tốn

VN, nếu tính theo chuẩn quốc tế tỷ lệ kia còn cao hơn. Hội thảo Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM VN đã diễn ra ở Hà Nội vào ngày 18/8/2010 cho thấy

thông tin tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ của các NHTM VN đang ở mức

cao hơn so với nhiều NH các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin TD tại nhiều NHTM vẫn cịn yếu, vì vậy mới có chuyện một khách hàng vay vốn tại nhiều NHTM nhưng khơng có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro. Về mặt lý thuyết, NH là một nghề kinh doanh rủi ro, hiệu quả hoạt động của nó phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro. Kể từ năm 2000 đến nay, ngồi các loại hình rủi ro truyền thống như rủi ro TD, rủi ro thanh toán, rủi ro nhầm lẫn tiền mặt, một số NH đã bắt đầu gặp phải các loại hình rủi ro mới với giá trị khá lớn như thẻ TD giả mạo, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức. Gần đây nhất, chỉ do tin đồn thất thiệt mà một số NH cổ phần đã phải gánh chịu những rủi ro không nhỏ và chắc chắn đã lâm vào cảnh phá sản nếu khơng có sự trợ giúp của NHNN.

Có thể nói thời gian qua NHNN đã có rất nhiều quy định để có thể giảm bớt những rủi ro trong hoạt động TD của các NH. Vào năm 2005 lần đầu tiên có những văn bản quy định rõ về tiêu chuẩn an toàn vốn của NHTM. Quyết Định số 457/2005/QĐ-

NHNN ngày 19/4/2005 của Thống Đốc NHNN ban hành quy định về các tỷ lệ bảo

đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức TD đã quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 8%. Ngoài ra quyết định này cũng quy định khá rõ về vốn cấp 1 (vốn tự có), vốn cấp 2 (vốn bổ sung) và các mức độ rủi ro khác nhau của tài sản có rủi ro. Cũng ở

quyết định này, NHNN quy định rõ tỷ lệ cho vay đối với một khách hàng và một

nhóm khách hàng có liên quan và tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40%.

Tuy nhiên sự phát triển nhanh của ngành tài chính - NH VN sau khi gia nhập WTO, đặc biệt vào năm 2006-2007 đã đòi hỏi những quy định về quản lý rủi ro trong

ngành NH cần được nâng cao. Năm 2009, NHNN đã ban hành thông tư số

15/2009/TT-NHNN để nâng tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho

vay trung hạn và dài hạn đối với cơng ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính là

30% (từ mức 40% trước đó), quỹ TD nhân dân Trung Ương 20% (từ mức 30% trước đó). NHNN cũng xây dựng các yêu cầu cao về mức vốn tối thiểu của các NHTM.

Theo Nghị định 141/2006/CP của Chính phủ, đến 31/12/2010 là hạn chót để các NH phải bảo đảm nâng vốn lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng, dự kiến nâng lên 5.000 tỷ cho năm

2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 cũng là một một cách tạo ra sự lành mạnh

trong hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, điều này cũng gây áp lực rất lớn đối với các NH nhỏ, nhất là NH có vốn điều lệ quanh mức 1.000 tỷ đồng. Thống kê cho thấy trong tổng cộng 39 NHTM cổ phần đang hoạt động có tới 24 NH có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng. Trong đó có 15 NH có vốn dưới 2.000 tỷ đồng và 8 NH có vốn quanh mức 1.000 tỷ đồng. Áp lực tăng vốn điều lệ, chạy theo lợi nhuận khiến các NH đẩy mạnh TD, chạy đua lãi suất. Trong khi nợ xấu của nhiều NH đang ở mức khá cao và

tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống. Và tháng 5 vừa qua, NHNN cũng đã có Thơng tư

13/2010/TT-NHNN cải tổ toàn diện các quy định về kiểm sốt an tồn vốn của các NHTM. Cụ thể NHNN đã nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% (tăng 1%), quy định chặt chẽ về vốn cấp 1, vốn cấp 2, nâng tỷ lệ rủi ro một số khoản vay, và hạn chế mức cho vay 80%... Tuy có nhiều ý kiến về các quy định và thời điểm áp dụng nhưng điều này cho thấy NHNN đang cố gắng có những kiểm sốt chặt chẽ hơn đối với những rủi ro có thể có của hoạt động NH.

Các cơ chế quản trị rủi ro cho hệ thống NH VN đang tiến dần tới thông lệ quốc tế và được đánh giá là khá chặt chẽ. Tuy nhiên, giải pháp hữu hiệu nhất chính là nâng cao năng lực tự quản trị rủi ro của các NH chứ không phải là áp đặt từ trên NHNN xuống theo các tỷ lệ, chỉ tiêu nhất định, để từ đó các NHTM cố gắng làm mọi việc để đạt chỉ tiêu đó, kể cả chuyện bóp méo số liệu. Để tăng cường năng lực quản trị rủi ro của các NHTM, cần phải có cơ chế khác ngồi cơ chế hành chính. Sự kiểm sốt của thị trường, khách hàng và của các tổ chức kinh doanh khác thông qua cạnh tranh là ba cơ chế quản trị hữu hiệu, song hiện nay cả ba yếu tố này đều chưa có trong hệ thống NHTM VN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)