Phân khúc thị trường bán lẻ, văn phòng cho thuê, trung tâm mua sắm:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 61)

Theo đà tăng trưởng của thị trường bán lẻ VN cùng với sự phát triển về đô thị và khu dân cư thì các trung tâm thương mại, siêu thị và đại siêu thị dần trở nên là một phần của nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống của người Việt. Các trung tâm thương mại lớn ở TP.HCM và Hà Nội, tăng gấp đôi trong 3 năm qua, đã và đang dần thay đổi thói quen mua sắm của người dân từ chợ truyền thống, cửa hiệu trên các tuyến phố và các siêu thị quốc doanh sang các siêu thị hiện đại, trung tâm thương mại, khu mua sắm.

Có 2 xu hướng mới sẽ phát triển trong thị trường mặt bằng bán lẻ sắp tới là nâng cấp chợ truyền thống tạo thành những trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống, và trung tâm thương mại phức hợp bao gồm nhiều loại hình dịch vụ. Đối với mơ hình chợ truyền thống kết hợp trung tâm thương mại sẽ tận dụng được lợi thế vị trí đắc địa tại những khu vực trung tâm thành phố. Cách này sẽ giúp tăng tỉ lệ doanh thu trên diện tích rất nhanh, vì chợ vốn đã có vị trí đắc địa, có sẵn lượng khách mua sắm đơng đảo, khi kết hợp thêm mơ hình trung tâm thương mại sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng có thu nhập cao.

Theo CBRE VN, tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội hiện có khoảng

100.000m2. Tổng nguồn cung hiện tại của khu bách hóa tổng hợp là 37.700m2, trung

tâm thương mại khoảng 60.000 m2 và sảnh bán lẻ khoảng 10.300m2. Tỷ lệ trống tại

các khu vực trung tâm thấp, một số khu vực tại quận Hồn Kiếm, Hai Bà Trung khơng cịn chỗ. Theo ước tính của CBRE, trong vịng 3 năm tới, diện tích mặt bằng bán lẻ Hà Nội sẽ đạt khoảng 1 triệu m2

Cịn TP.HCM hiện có 24 trung tâm mua sắm hiện đại với tổng diện tích 317.665

m2, tăng hơn 2 lần so với năm 2007. Tỉ lệ lấp đầy của các trung tâm này lên đến

94,4%. Ước tính đến 2013, TP.HCM sẽ có 740.000 m2 sàn trung tâm thương mại, tăng

hơn hai lần so với hiện nay, khi các chủ ĐT đang chạy đua triển khai dự án mới. Hiện nay, Capitaland Group VN & RF Chandle cũng bước vào giai đoạn tăng tốc để kịp hoàn thành dự án The Vista vào cuối năm 2010. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường

14.000 m2 sàn bán lẻ. Hàng loạt dự án trung tâm thương mại khác cũng chuẩn bị khai

trương hoặc thi công vào năm sau. Dự án thiết kế theo mơ hình ẩm thực và dịch vụ hỗ

thi cơng dự kiến hồn thành vào cuối năm 2011 đầu năm 2012. Trong năm 2012,

TP.HCM sẽ có 7 dự án trung tâm thương mại được khởi công. Đó là các dự án:

Saigon M&C quận 1, Tân Phong Shopping Complex, Sunrise City quận 7,

Metropolis, Sport City, Thảo Điền Pearl quận 2 và Saigon Pearl quận Bình Thạnh.

Hoà chung cuộc đua này, tập đoàn Berjaya (Malaysia) đang lập kế hoạch triển khai dự án Saigon Financial Center, dự kiến hoàn thành năm 2013. Điều này cho thấy

TP.HCM đang đứng trước nguy cơ bội cung mặt bằng bán lẻ trong vài năm tới. Các

số liệu tích cực từ Sở Thống kê TP HCM đã chứng minh sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ tại TP.HCM. Theo đó, từ năm 2005 - 2010, doanh thu của toàn thị trường bán lẻ ở TP.HCM đã tăng hơn 20% mỗi năm. Trong 5 tháng đầu năm 2010, doanh thu bán lẻ toàn thành phố đã tăng gần 35%. Thêm vào đó, lợi thế của thị trường bán lẻ còn phụ thuộc vào sự phát triển lớn mạnh của tầng lớp trung và thượng lưu ngày càng tăng lên tại đơ thị. Một số các tập đồn bán lẻ nước ngoài cũng như trong nước đã nhận ra những triển vọng sáng sủa của thị trường này và đang có những chiến lược triển khai

hệ thống phân phối ở các thành phố lớn của VN. Chính những xu thế này của nguồn

cung và nguồn cầu sẽ quyết định giá thuê mặt bằng bán lẻ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)