Phân khúc thị trường BĐS sinh thái: Đây là kênh ĐT tiềm năng và ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

Gần đây, các kênh truyền thông đã đề cập nhiều tới xu hướng mới trong kinh doanh BĐS: BĐS sinh thái, cịn được gọi là ngơi nhà thứ hai hay nhà nghỉ dưỡng; BĐS du lịch là các khu nghỉ dưỡng, các căn biệt thự vùng biển như ở Đà Nẵng, Phan Thiết, Bà

Rịa – Vũng Tàu... vốn là những sản phẩm đi đầu trong BĐS sinh thái. Ngoài ra, có

một xu hướng phát triển khác của BĐS sinh thái là các nhà ĐT tập trung phát triển các khu nghỉ dưỡng, biệt thự sinh thái ở vùng đồi núi, tận dụng cảnh sơn thuỷ hữu tình của địa phương như đồi núi, hồ nước, sông suối và thảm thực vật xanh tự nhiên. Mỗi một DN đều đưa ra thị trường các điểm mạnh của mình khi khai thác một khía cạnh của tiêu chuẩn sinh thái.

Xu hướng ĐT mua biệt thự sinh thái đang được nhiều người có thu nhập cao quan tâm, bởi lẽ, ngoài việc sử dụng cho các kỳ nghỉ, họ cịn có thể cho thuê hoặc bán để thu lợi nhuận. Theo một số nhà ĐT trong lĩnh vực này, giá BĐS nói chung và BĐS sinh thái nói riêng ln gia tăng theo nhu cầu và sự phát triển của hạ tầng XH. Như

vậy, có thể nói tiềm năng gia tăng giá trị của BĐS sẽ rất cao, nếu chủ ĐT biết chọn lựa những vị trí nằm trong quy hoạch phát triển của Chính phủ. Sản phẩm BĐS sinh

thái ln có chu kỳ phát triển ổn định, hầu như khơng xảy ra tình trạng bong bóng,

hay giá ảo. Nguyên nhân do phân khúc này vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, khách hàng có nhu cầu sử dụng thực sự, nên ít xảy ra tình trạng bị giới đầu cơ sử dụng

những thủ thuật để tạo ra giá ảo. Do vậy, trong thời gian trước mắt, BĐS sinh thái

phục vụ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của những người có thu nhập cao, chứ chưa phục vụ đại đa số người dân.

Kết luận chương 3:

Các số liệu thống kê về nhà ở chưa đồng bộ, còn thiếu, chưa thống nhất, chưa

chính xác, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách quản lý, phát triển nhà ở và

BĐS. Đó là nhận xét của phó Thủ tướng Hồng Trung Hải khi chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường BĐS năm 2010. Nhận xét trên phần nào cũng phác họa rõ nét thực

trạng thị trường BĐS ở nước ta hiện nay. Với một thị trường còn non trẻ và tồn tại

nhiều thiếu sót như vậy, VN cần tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý về lĩnh vực nhà ở, thị trường BĐS, đặc biệt là chính sách TD trong lĩnh vực BĐS; đẩy mạnh

cơng tác XH hóa, huy động nhiều nguồn lực ĐT phát triển nhà ở và BĐS. Tiếp tục

nghiên cứu cải cách thủ tục hành chánh, tăng cường công tác quy hoạch, quản lý phát triển các khu đô thị mới, nhà ở và BĐS, chống hiện tượng đầu cơ trong kinh doanh

BĐS nhằm phát huy được vai trò là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy

nền kinh tế, góp phần ổn định chính trị XH, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.

Chương 4: Các giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam;

Có thể nói thị trường BĐS VN năm 2008 là năm điều chỉnh nội bộ nền kinh tế sau năm tăng trưởng bùng nổ 2007. Thị trường BĐS VN năm 2009 là năm điều chỉnh do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Năm 2010, nhiều khả năng nền kinh tế vượt qua giai đoạn điều chỉnh và tăng trưởng trở lại. Cùng với nền kinh tế, thị trường BĐS được dự báo là có thể phục hồi. Tuy nhiên, từ những bài học kinh nghiệm đã được rút ra trên, có thể nhận thấy rằng để thị trường BĐS VN phát triển bền vững, các nhân tố như hàng hóa BĐS, các chủ thể tham gia trên thị trường, cơ chế vận hành, hành lang pháp lý đều cần có bước cải tiến mạnh mẽ. Một số giải pháp kiến nghị như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)