Những hạn chế của các DN kinh doanh bất động sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

¾ Thiếu vốn và cũng thiếu ln tính chun nghiệp: số DN đăng ký kinh doanh

BĐS tuy rất đơng nhưng phần lớn đều có quy mơ vốn nhỏ, không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Trong các dự án liên doanh, phía VN cũng thường lép vế vì đơn thuần

hồn tồn lệ thuộc vào đối tác nước ngồi. Tuy nhiên, năng lực tài chính yếu chỉ là

một phần nguyên nhân dẫn đến sự thất thế của DN nội. Điều cốt lõi là hiện nay rất

nhiều DN trong nước chưa thấu hiểu về phát triển dự án BĐS, không phân biệt được điểm khác nhau giữa xây dựng và phát triển BĐS. Trong một dự án BĐS, nhiều chủ ĐT trong nước hiện chỉ chú trọng đến bản thân căn nhà chứ chưa quan tâm tới việc xây dựng một khu dân cư hoàn chỉnh có cơ sở hạ tầng đồng bộ. Hệ quả là nhiều sản phẩm nhà ở ra đời nhưng không được quan tâm do không đảm bảo được các yêu cầu tiện ích cho cuộc sống của khách hàng. Điều này có một phần do ảnh hưởng của tình trạng thiếu vốn nhưng phần lớn là do sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác phát triển

dự án của các DN kinh doanh BĐS VN. Trong khi các nước trong khu vực đã hình

thành nhiều tập đồn ủy thác ĐT BĐS, như con đường tất yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh thời hội nhập, thì các DN trong nước gần như chưa thể hiện được tầm nhìn đối với việc cần thiết phải liên minh, hợp tác. Hệ quả là các DN không chỉ cạnh tranh vất vả trên sân nhà do hạn chế về vốn; mà việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh bên ngồi nước cũng không khả thi do thiếu am hiểu về các thơng lệ, luật pháp kinh doanh quốc tế

¾ DN kinh doanh BĐS VN bị hạn chế về năng lực quản lý: Hiện các DN trong

nước đang thiếu kinh nghiệm quản lý, nhất là quản lý các DN, tập đoàn lớn. Do năng

lực quản lý kém nên tầm nhìn của nhiều DN sẽ bị hạn chế, từ đó khơng xây dựng

được những chiến lược kinh doanh phù hợp, cho ra đời những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

¾ Cơng tác nghiên cứu thị trường, thiết kế, tư vấn, tiếp thị cũng như những

dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được các DN chú trọng: Đa phần chủ ĐT của

các dự án BĐS hiện nay là các công ty xây dựng, hoặc xuất thân từ ngành xây dựng. Nhưng một công ty xây dựng tốt khơng có nghĩa là có thể phát triển một dự án tốt. Xây dựng chỉ là một phần trong quy trình phát triển một dự án BĐS, trong đó bao gồm rất nhiều bước như nghiên cứu thị trường, thiết kế, quản lý chi phí, quản lý dự án, tư vấn, tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng… Vì là các cơng ty xây dựng nên đa phần chủ ĐT trong nước chỉ chú ý đến xây dựng mà bỏ qua rất nhiều bước của một quy trình phát triển dự án, hoặc nếu có thực hiện thì cũng thiếu chun nghiệp vì

khơng có kinh nghiệm. Kết quả là, sản phẩm đầu ra chất lượng kém, giá bán thấp, hoặc chất lượng cao nhưng do cung dư thừa nên bị ứ đọng, hoặc sản phẩm có cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ…khơng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Có thể thấy các điểm yếu nêu trên khơng phải là quá trầm trọng, tuy nhiên nếu không được khắc phục sẽ gây ảnh hưởng xấu và ngày càng lớn đối với kết quả kinh doanh của DN, cũng như sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)