Các quy định pháp lý mới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 50)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

2.4.4- Các quy định pháp lý mới

Các vụ tai tiếng về kế toán dẫn đến sự sụp đổ của Enron và WorldCom tại Mỹ đã làm tổn hại lịng tin của cơng chúng vào thị trường vốn. Để cải thiện, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002 nhằm tăng cường trách nhiệm báo cáo tài chính và hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với các công ty đại chúng.

Một Ủy ban giám sát kế tốn các cơng ty đại chúng (Public Company

Accounting Oversight Board) được thành lập với chức năng giám sát hoạt động

của các cơng ty kiểm tốn nhằm đảm bảo tính độc lập và chất lượng của kiểm

tốn. Theo luật định, các cơng ty kiểm tốn phải thay đổi Partner chịu trách nhiệm chính về cuộc kiểm toán, định kỳ 5 năm một lần nhằm ngăn chặn sự kết thân với các công ty được kiểm tốn. Các cơng ty kiểm toán cũng bị hạn chế cung cấp các dịch vụ phi kiểm tốn có thể gây mâu thuẫn lợi ích (như tư vấn thuế, kế tốn), làm giảm tính độc lập của dịch vụ kiểm toán.

Luật Sarbanes-Oxley quy định trách nhiệm của người đứng đầu doanh

nghiệp, yêu cầu tăng cường các thuyết minh tài chính (đặc biệt là các giao dịch ngồi bảng cân đối kế toán), xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh. Luật

cũng quy định mâu thuẫn lợi ích đối với các nhà phân tích chứng khoán, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các gian lận kế tốn, hình sự hóa các loại tội

phạm “cổ cồn trắng”. Mục 404 SOX của Đạo luật Sarbanes-Oxley gây khó khăn tốn kém cho các cơng ty đại chúng khi u cầu kiểm tốn viên xác nhận tính đầy

đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình báo cáo tài chính của doanh

nghiệp.

Sự ra đời của các chuẩn mực kế toán ghi nhận theo giá trị hợp lý (fair value accounting) áp dụng cho các tài sản và cơng nợ tài chính là một nét mới nóng bỏng trong khủng hoảng tài chính tại Mỹ vừa qua. Chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS 39 (Ghi nhận và đánh giá công cụ tài chính) có hiệu lực từ 1/1/2005 và Chuẩn mực kế toán Mỹ FAS 157 (Định giá theo giá trị hợp lý) hiệu lực từ 15/11/2007 đều có quy định tương tự về ghi nhận tài sản và công nợ tài chính theo giá trị hợp lý.

Khi khủng hoảng tài chính tại Mỹ dẫn đến các tập đồn tài chính thua lỗ,

tính tốn theo giá trị hợp lý được coi là một nguyên nhân gián tiếp làm tình hình nghiêm trọng hơn. Các tập đồn tài chính cho rằng nhiều tài sản bị mất thanh

khoản và họ không định bán tháo các tài sản này như vậy. Do đó, việc phản ánh theo giá trị hợp lý, cụ thể là theo giá trị bán tháo (distressed sale) trong trường hợp này là không phù hợp. Tháng 4/2009 dưới áp lực vận động hành lang của các ngân hàng và cơng ty tài chính lên Ủy ban dịch vụ tài chính của Quốc hội Mỹ, Ủy ban Chuẩn mực Kế tốn Cơng chứng Mỹ (FASB) chính thức cho phép nới lỏng các quy định của hạch toán giá trị hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 50)