Phát triển thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 98 - 99)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

c. Khủng hoảng dây chuyền

3.2.5- Phát triển thị trường trái phiếu

Để phát triển thị trường trái phiếu, cần tập trung vào một số định hướng

chính dưới đây:

- Phát triển các NĐT tổ chức. Bên cạnh NHTM, công ty bảo hiểm, NĐT trong tương lai trên thị trường trái phiếu còn bao gồm các quỹ tiền tệ, quỹ đầu tư trái phiếu, đặc biệt là quỹ hưu trí. Để huy động tối

đa nguồn vốn tiết kiệm trong nước (35% GDP hàng năm) và biến

chúng thành nguồn vốn vay dài hạn để phát triển kinh tế, cần phải

hình thành các tổ chức tài chính có nhu cầu đầu tư dài hạn như các quỹ hưu trí bên cạnh các cơng ty bảo hiểm nhân thọ. Với các tổ chức này, những khoản tiết kiệm và hưu trí hàng năm sẽ trở thành nguồn vốn đầu tư có thời hạn 20 - 25 năm, thậm chí lâu hơn. Đây chính là việc xây dựng "cầu đầu tư" dài hạn và là cơ sở để phát hành các

TPCP có kỳ hạn dài hơn. Ở các nước, quỹ hưu trí, quỹ trợ cấp thất nghiệp được quản lý riêng, trong khi ở VN, Bảo hiểm xã hội là cơ

quan Nhà nước quản lý việc trích lập bảo hiểm xã hội (hưu trí), trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Cho nên, trước tiên, VN phải tổ chức lại để sử dụng các quỹ bằng tiền tập trung này vào mục đích

- Xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trường (primary dealers) nhằm tăng cường tính thanh khoản. Tại đa số các quốc gia, nhà tạo lập trên thị trường TPCP chủ yếu là NHTM, do năng lực tài chính tốt và khả năng quản lý thanh khoản thường xuyên. Các nhà tạo lập thị trường sẽ là "chất xúc tác" tăng cường tính thanh khoản cho thị trường TPCP, qua đó thúc đẩy thị trường TPDN phát triển.

- Một điểm thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị

trường này là các NHTM đủ tiêu chuẩn, được phép trở thành thành viên giao dịch TPCP trực tiếp trên hệ thống giao dịch chuyên biệt. Như vậy, việc xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trường địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và phân định trách nhiệm rõ ràng giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.

Nâng cấp hạ tầng cơ sở thông tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và đào tạo công chúng, tăng cường năng lực quản lý, giám sát của UBCKNN. Mặt khác, nhằm tăng tính cạnh tranh cho thị trường trái phiếu, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, Bộ Tài chính cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cho thị trường này như sửa đổi Nghị định 52/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 53 về phát hành trái phiếu quốc tế, Nghị định 141/2003 về phát hành trái phiếu chính phủ, cho phù hợp với xu hướng hội nhập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 98 - 99)