Bước 2: Bán tài sản tài chính cho cơng ty có mục đích đặc biệt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 28)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

1.5.2-Bước 2: Bán tài sản tài chính cho cơng ty có mục đích đặc biệt

Chủ thể tạo lập tài sản chuyển danh mục tài sản tài chính muốn chứng khốn hóa sang cho cơng ty có mục đích đặc biệt này thơng qua một hợp đồng bán tài sản, theo phương thức mua đứt, bán đoạn (true sale) tức là mọi quyền lợi và rủi

ro của tài sản hoàn toàn chuyển sang cho cơng ty. Nhờ đó, cơng ty mới có tồn

quyền trên dịng tiền tương lai của tài sản đó, đảm bảo cho chứng khoán nợ phát hành. Việc mua bán thường diễn ra dể dàng khi được các bộ phận tư vấn của ngân hàng đầu tư hỗ trợ, hợp đồng được soạn thảo tuân thủ luật doanh nghiệp của nước sở tại. Ngoài ra, việc mua đứt bán đoạn, chuyển giao tuyệt đối giúp tách bạch hóa và có dấu ấn lớn trong quy trình chứng khốn hóa.

Tuy nhiên trong thực tế, nhằm kiểm soát và gắn chặt hơn giữa chủ thể tạo lập tài sản và cơng ty có mục đích đặc biệt, việc bán tài sản thường chừa cho chủ thể tạo lập tài sản một quyền lợi phái sinh liên quan đến tình hình hoạt động của

các tài sản tài chính. Ví dụ, nếu danh mục cho vay sau này có tỉ lệ thu hồi cao hơn một mức quy định nào đó, ngân hàng đầu tư sẽ được thưởng theo mức thỏa thuận trước.

Cơng ty có mục đích đặc biệt có danh mục tài sản chính, và phải trả cho

chủ thể tạo lập tài sản một khoản tiền thu được từ việc phát hành chứng khoán nợ bán cho các nhà đầu tư. Đây là thực chất của việc “chứng khốn hóa”, đơn giản là q trình bán tài sản để thanh toán nợ cho chủ thể tạo lập tài sản để lành mạnh hóa báo cáo tài chính của họ, thực hiện qua đơn vị trung gian.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 28)