Thực trạng và tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

c. Khủng hoảng dây chuyền

2.7- Thực trạng và tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam

2.7.1- Thực trạng về thị trường vốn Việt Nam

Cùng với sự phát triển kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, thị trường vốn của Việt Nam đã có bước phát triển nhất định. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, thị

trường chứng khốn có bước nhảy vọt cả về quy mô và chất lượng hoạt động, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Số lượng nhà đầu tư cá nhân đã tăng nhanh chóng từ khoảng 50 ngàn tài khoản năm 2005, lên khoảng 350 ngàn tài khoản vào cuối năm 2007 và khoảng 500 ngàn tài khoản vào cuối 2008 (chiếm gần 0,6% dân số). Tuy nhiên, nếu so với Trung Quốc có trên 100 triệu tài khoản (chiếm khoảng 8% dân số) thì tiềm năng thị trường cổ phiếu của Việt Nam cịn rất lớn. Số cơng ty chứng khốn tăng mạnh từ 8 công ty năm 2005 lên khoảng 70 công ty vào cuối năm 2007 và 102 vào cuối năm 2008. So với các thị trường phát triển trong khu vực, số lượng cơng ty chứng khốn hiện tại của Việt Nam quá lớn, hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Ngồi ra cịn có 41 cơng ty quản lý quỹ và hơn 40 tổ chức lưu ký. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng từ khoảng 10% GDP năm 2005 lên 23% GDP năm 2006 và 45% GDP vào cuối năm 2007 với trên 220 mã cổ phiếu niêm yết. Tuy nhiên, do xu hướng chứng khoán giảm giá mạnh năm 2008, giá trị vốn hố giảm xuống cịn 19% GDP với 342 doanh nghiệp niêm yết cuối năm 2008.

Dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cùng các khó khăn vĩ mơ trong nước, thị trường vốn Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai nếu Chính phủ tiếp tục thực thi các chính sách kinh tế đúng đắn.

Từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã cổ phần hóa một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Đạm Phú Mỹ, Cơng ty Tài chính

dầu khí (PVFC), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tổng công ty Bia rượu, nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Bia rượu, nước giải khát Sài Gịn (Sabeco) và Ngân hàng Cơng thương Việt Nam (Vietinbank). Tiến

độ cổ phần hóa cịn rất chậm so với kế hoạch và cách thức cổ phần hóa các doanh

nghiệp lớn còn nhiều tồn tại. Thị trường trái phiếu của Việt Nam cũng phát triển. Bên cạnh trái phiếu Chính phủ, từ năm 2006 đến nay, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Điện Lực (EVN), Vinashin, Vincom và hàng loạt ngân hàng thương mại cũng đã phát hành hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu ra thị trường.

Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết cùng với quá trình phát triển của thị trường vốn. Việc hoàn thiện các thể chế pháp lý, nâng cao tính minh bạch thị trường, tính chun nghiệp hóa, đạo đức nghề nghiệp, áp dụng các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tiên tiến, chuẩn mực kế toán tại các cơng ty nhằm tạo lịng tin của cơng chúng vào thị trường vốn sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian.

Q trình cổ phần hóa các DNNN và phát triển thị trường vốn tạo cơ hội cho các ngân hàng đầu tư cung cấp nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành, mơi giới chứng khốn cùng các cơ hội đầu tư chứng khoán. Sự phát triển mạnh của thị

trường vốn Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới, như Crédit Suisse, Goldman Sachs, Morgan Stanley, J.P. Morgan, Normura Securities và Daiwa Securities. Các công ty chứng khoán liên doanh cũng bắt đầu xuất hiện từ 2007. Theo cam kết gia nhập WTO, từ 2012 Việt Nam sẽ cho phép các cơng ty chứng khốn và quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.

2.7.2- Phân tích cơ cấu vốn trong nền kinh tế

Tỷ trọng vốn hóa của nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh cùng với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế khi chưa có cơ chế và hình thức thu hút vốn hiệu quả. Mức chênh lệch lớn giữa tỷ trọng trái phiếu và

cổ phiếu so với GDP cho thấy cấu trúc vốn hiện tại theo tư duy ngắn hạn. Trong năm 2007, tỷ trọng vốn huy động dài hạn thông qua trái phiếu chiếm khoảng 11.5%GDP tăng lên 14.2%GDP trong năm 2008, một dấu hiệu tốt trong việc chuyển đổi cơ cấu nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại giảm mạnh trong năm 2009 và

2010, chỉ còn lại tương ứng 8%, 9%GDP. Trong khi ở các nước phát triển, cơ cấu

nợ trái phiếu phải chiếm từ 40-50%GDP. Mặt khác, trái phiếu chính phủ lại chiếm tỷ trọng lớn trong tương quan thị trường với 81%, trong khi trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 9%, 10% còn lại là trái phiếu địa phương.

Bảng 2.7: Tỷ trọng trái phiếu và cổ phiếu so với GDP Việt Nam

Bên cạnh đó, so với GDP, huy động vốn bằng cổ phiếu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tạo sự mất cân đối giữa phát triển ngắn hạn và dài hạn. Trong năm 2007, tỷ trọng trái phiếu chỉ là 11.5%GDP, cổ phiếu đã ở mức 45%. Dù tỷ trọng này có

giảm mạnh trong năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nhưng vẫn chiếm ưu thế so với trái phiếu. Giai đoạn 2009-2010, cơ cấu này đã trở lại với tỷ lệ gần giống giai đoạn trước, với mức chênh lệch khá lớn từ 30 - 40% so với trái phiếu.

Chỉ tiêu (tỷ USD) Năm Tỷ trọng (%)

2007 2008 2009 2010 2007 2008 2009 2010 GDP 70 89 91.6 104.6

Trái phiếu 8 12.6 7.3 9.4 11.5 14.2 8 9 Cổ phiếu 31.5 16.9 34.5 47.1 45 19 37.7 45 Nguồn: Cafef.vn, tổng cục thống kê

Trái phiếu chính phủ được huy động cho việc phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia, trong khi trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp họ có được nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp để đầu tư các dự án dài hạn. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tiếp cận kênh huy động vốn này ưu việt hơn so với cổ phiếu. Tuy nhiên, do hạn chế về quy mô cũng như kiến thức chuyên môn, các doanh nghiệp đã bỏ qua cơ hội lớn để tìm những nguồn vốn với chi phí thấp. Sự phát triển của các ngân hàng

đầu tư là tất yếu, là trung gian tài chính với những nghiệp vụ chuyên sâu và nắm

cơ cấu nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thơng qua chứng khốn hóa huy

động được nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp. Các ngân hàng đầu tư trở thành

trung gian thực hiện nhiều chức năng hữu ích để luồng vốn được lưu thông hiệu quả, giúp kinh tế Việt Nam phát triển hài hịa.

Hình 2.6: Tỷ trọng cổ phiếu và trái phiếu so với GDP

11.50% 14.2019% % 8% 9% 45% 37.70% 45% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2007 2008 2009 2010 Tỷ trọng GDP Trái phiếu Cổ phiếu Năm

2.7.3- Tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam

So với các nước đang phát triển trong khu vực, tỷ trọng trái phiếu so với

GDP của Việt Nam luôn ở mức thấp. Trong năm 2010, tỷ trọng này lần lượt ở

Trung Quốc là 53%, Thái Lan 58%, Malaysia 82%, Singapore 72%, trong khi ở Việt Nam chỉ chiếm 9%. Thị trường trái phiếu Việt Nam chưa có đầy đủ các lực lượng tham gia như nhà phát hành, nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ (tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành), nhà môi giới, các nhà cung cấp xếp hạng tín nhiệm cho các tổ chức phát hành, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và đương nhiên là Hiệp hội thị trường trái phiếu.

Hình 2.7: Tỷ trọng trái phiếu so với GDP của các nước trong khu vực 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Trung Quốc Thái Lan Malaysia Singapore Việt Nam

Tỷ trọng %

Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam đang ở mức thấp. Trái phiếu được phát hành thông qua đấu thầu với sự tham gia của các công ty bảo

hiểm, ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư cá nhân. Giao dịch trên thị trường thứ cấp dù được cải thiện qua nghiệp vụ repo, song vẫn cịn nhiều hạn chế.

Trái phiếu chính phủ chiếm ưu thế với tỷ trọng 81%, trái phiếu chính quyền

địa phương 10%, trong khi trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 9%. Trên thế giới,

trái phiếu doanh nghiệp phải chiểm tỷ trọng tương đương với trái phiếu chính phủ,

để đảm bảo sự phát triển hài hòa và ổn định. Trong năm 2010, tỷ trọng này tại

Trung Quốc là 35%, Thái Lan 33%, Malaysia 50%, Singapore 44%. Doanh nghiệp tập trung huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và vay ngân hàng, bỏ qua cơ hội lớn từ việc phát hành trái phiếu.

Từ năm 2006, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động khi các nhà đầu tư nước ngoài tăng nhu cầu mua rủi ro tín dụng tại Việt Nam. Các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước có nhu cầu vốn lớn đã bắt đầu phát hành trái phiếu

VND cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, bắt đầu sử dụng dịch vụ tư

vấn và bảo lãnh của các ngân hàng đầu tư quốc tế như HSBC, Citigroup, Deutsche Bank hay Crédit Suisse.

Đây là tiềm năng cho việc phát triển các dòng sản phẩm liên quan đến huy động vốn qua kênh trái phiếu, cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng đầu tư tại

Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Hình 2.8: Thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2010

9% 10%

Trái phiếu chính phủ Trái phiếu địa phương Trái phiếu doanh nghiệp

81%

2.7.4- Định hướng hoạt động theo mơ hình ngân hàng đầu tư của CTCK ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank–SBS) hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank–SBS)

Ngân hàng đầu tư là khái niệm còn khá mới đối với thị trường tài chính

Việt Nam, tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK trong những năm gần

đây, một số CTCK lớn đã bước đầu trang bị dịch vụ ngân hàng đầu tư bên cạnh

một số dịch vụ truyền thống như dịch vụ quản lý chứng khốn, dịch vụ quản lý quỹ. Có thể nói, trở thành NHĐT là hướng đi sắp tới của các cơng ty chứng khốn hàng đầu Việt Nam, tiêu biểu là CTCK ngân hàng Sài Gịn Thương Tín

(Sacombank-SBS)

2.7.4.1- Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức

Sacombank-SBS được thành lập vào tháng 09/2006 với tổng số vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, là cơng ty chứng khốn trực thuộc Ngân hàng TMCP Sài

Gịn Thương Tín - Tập đồn tài chính tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Sacombank- SBS cung cấp đầy đủ các dịch vụ môi giới chứng khốn, tư vấn tài chính, bảo lãnh

Đến thời điểm tháng 8/2007, Sacombank-SBS đã tăng mức vốn điều lệ lên

1.100 tỷ đồng và trở thành công ty chứng khốn có số vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó.

Vào ngày 01/09/2009, Sacombank-SBS chính thức cơng bố định hướng

phát triển theo mơ hình Ngân hàng đầu tư (NHĐT), trở thành công ty chứng khoán

đầu tiên tại Việt Nam cung cấp đầy đủ tất cả các nghiệp vụ của một NHĐT bao

gồm: mơi giới chứng khốn, tư vấn tài chính, nghiên cứu thị trường, các dịch vụ hỗ trợ phát hành và các sản phẩm cấu trúc cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong đó, Sacombank-SBS chun mơn hóa sâu vào các lĩnh vực tư vấn doanh

nghiệp, bảo lãnh phát hành, công tác nghiên cứu, tư vấn phát hành các sản phẩm cấu trúc nhằm đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Năm 2008 - 2009, thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

mà những hệ lụy vẫn còn là thách thức cho nền kinh tế nhiều quốc gia. Tuy nhiên, chính sự phục hồi nhanh chóng của thị trường cùng với các hoạt động sôi nổi của thị trường vốn sớm trở lại khu vực Đông Nam Á, biến nơi đây thành tâm điểm sự chú ý và điểm nóng cho các giải thưởng tài chính trên thế giới.

Dựa trên các tiêu chí xét chọn nghiêm ngặt và thơng qua sự bình chọn của nhà đầu tư trên thế giới, các giải thưởng và danh hiệu do tổ chức The Asset –

Hồng Kông bầu chọn hằng năm, cơng bố tháng 11/2009, trong đó danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng đầu tư trong nước tốt nhất Việt Nam 2009” đã thuộc về CTCK Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank-SBS).

Mặc dù năm 2009 được xem là khó khăn đối với thị trường chứng khốn và thị trường vốn Việt Nam, tuy vậy Sacombank-SBS đã thực hiện nhiều thương vụ thành công trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề với sự đa dạng trong các dịch vụ

cung cấp. Xét theo tiêu chuẩn của The Asset, danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng đầu tư tốt nhất năm 2009” sẽ được trao tặng cho các tổ chức tài chính dựa vào tổng số lượng thương vụ, quy mô của các thương vụ, sự đa dạng trong các lĩnh vực ngành nghề và dịch vụ thực hiện, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tài chính, tính linh hoạt

và khả năng đóng góp cho thị trường vốn,… của các thương vụ tổ chức đó thực

hiện từ ngày 01/10/2008 đến 30/09/2009. Một số sản phẩm, dịch vụ thuộc khối ngân hàng đầu tư tại Sacombank–SBS.

Sản phẩm thị trường vốn: cung cấp đầy đủ các giải pháp tân tiến về vốn

cho các đối tượng khách hàng là nhà đầu tư và nhà phát hành, từ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, phát hành bổ sung và các cấu trúc liên quan đến vốn, cho đến phát hành riêng lẻ, các sản phẩm về vốn phái sinh, các dịch vụ giao dịch qua danh mục đầu tư hay giao dịch với lượng lớn.

Sản phẩm thị trường nợ: cung cấp các dịch vụ tư vấn, thỏa thuận và bảo

lãnh phát hành với đầy đủ các chương trình tài chính tối ưu nhất về nợ và tính tốn chi phí có hiệu quả.

Sản phẩm cấu trúc: chấp nhận cổ phiếu thường, thu nhập cố định, tín

dụng, các quỹ và các dạng đầu tư thay thế khác.

Hỗ trợ thực hiện cổ phần hóa và phát hành: hỗ trợ các doanh nghiệp

trong việc tiếp cận các nguồn quỹ ở những giai đoạn quyết định nhằm nâng cao

nội lực doanh nghiệp, tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng kinh doanh.

Hỗ trợ vốn cho các dự án: hoạch định tài chính dự án liên quan đến mua

bán doanh nghiệp, bao gồm cơ cấu tín dụng và thỏa thuận thương mại cho các dự án, hướng dẫn cơ cấu doanh nghiệp, cơ cấu hợp đồng cũng như những bố trí, sắp xếp then chốt khác cần thiết để huy động vốn thành công.

Sản phẩm là các chứng chỉ có thương lượng do các ngân hàng lưu ký phát hành: Deutsche Bank, HSBC, Citibank, JP Morgan Chase, các công ty luật

quốc tế, các nhân hàng Giám sát, các cơng ty chứng khốn nước ngồi,… là những

đối tác Sacombank-SBS đã, đang và sẽ tiếp tục liên kết nhằm thực hiện các giao

dịch GDRs.

2.7.4.2- Định hướng hoạt động theo mơ hình Ngân hàng đầu tư

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong và ngoài nước, đề án xây dựng

hành trong thời gian năm 2008-2009. Đề án được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ mơ hình ngân hàng đầu tư tại các nước phát triển và môi trường kinh tế Việt Nam. Với lợi thế về cải tiến cộng nghệ, đội ngũ nhiên viên có trình độ, nghiệp vụ chuyên sâu, Sacombank-SBS tham vọng tiến tới mơ hình ngân hàng đầu tư đầu

tiên tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ huy động vốn đa dạng bên cạnh các dịch vụ truyền thống.

Sacombank-SBS sẽ được tổ chức thành các khối môi giới, ngân hàng đầu

tư, tư vấn, nghiên cứu thị trường và giám sát hoạt động tương đối độc lập. Điều

này sẽ giúp cho hoạt động của công ty trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn trong việc quản lý rủi ro với một bộ phận giám sát có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị. Tăng cường khả năng cung cấp trọn gói các sản phẩm đầu tư cho thị trường vốn bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, nghiên cứu thị trường, tư vấn doanh nghiệp, quản lý đầu tư và môi giới song song với việc thắt chặt quan hệ hợp tác với các đối tác có nhiều kinh nghiệm về ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)