Định hướng hoạt động theo mơ hình Ngân hàng đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 81 - 85)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

c. Khủng hoảng dây chuyền

2.7.4.2- Định hướng hoạt động theo mơ hình Ngân hàng đầu tư

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong và ngoài nước, đề án xây dựng

hành trong thời gian năm 2008-2009. Đề án được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ mơ hình ngân hàng đầu tư tại các nước phát triển và môi trường kinh tế Việt Nam. Với lợi thế về cải tiến cộng nghệ, đội ngũ nhiên viên có trình độ, nghiệp vụ chuyên sâu, Sacombank-SBS tham vọng tiến tới mơ hình ngân hàng đầu tư đầu

tiên tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ huy động vốn đa dạng bên cạnh các dịch vụ truyền thống.

Sacombank-SBS sẽ được tổ chức thành các khối môi giới, ngân hàng đầu

tư, tư vấn, nghiên cứu thị trường và giám sát hoạt động tương đối độc lập. Điều

này sẽ giúp cho hoạt động của công ty trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn trong việc quản lý rủi ro với một bộ phận giám sát có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị. Tăng cường khả năng cung cấp trọn gói các sản phẩm đầu tư cho thị trường vốn bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, nghiên cứu thị trường, tư vấn doanh nghiệp, quản lý đầu tư và môi giới song song với việc thắt chặt quan hệ hợp tác với các đối tác có nhiều kinh nghiệm về ngân hàng đầu tư như Citibank, HSBC, Deutsche Bank, J.P Morgan Chase,…

Sacombank-SBS tập trung hoạt động vào thị trường khu vực ba nước Đông Dương với tiền đề là các chi nhánh của Ngân hàng Sacombank tại Lào,

Campuchia. Xa hơn nữa, sẽ định hướng thành lập các văn phòng tại những trung tâm tài chính như Singapore, Hồng Kơng, Mỹ, Nhật... với vai trò là cửa ngõ đưa các kênh vốn vào thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có bất cứ văn bản chính thức nào

của cơ quan Nhà nước cho phép Sacombank-SBS chuyển đổi mơ hình. Vấn đề này do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sacombank-SBS đưa ra đề án và trình phê duyệt trong giai đoạn kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ các ngân hàng đầu tư, gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế thế giới, khu vực cũng như Việt Nam. Tạo sự phản ứng ngược không tốt từ các cơ quan quản lý Nhà nước, buộc họ không dám mạnh dạn tiến sâu vào nghiên cứu mơ hình ngân hàng này - tiền đề cho lộ trình hội nhập. Bên cạnh đó, dưới ảnh

hưởng của khủng hoảng, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp hầu như thiếu vốn nhưng không thể huy động vì nhà đầu tư mất lịng tin. Các dịch vụ mà ngân hàng đầu tư cung cấp vì thế khơng thể phát huy thế mạnh.

Ngồi ra, việc Nhà nước chưa có một cơ sở pháp lý vững chắc chi phối hoạt

động của mơ hình ngân hàng đầu tư cũng là ngun nhân trì hỗn lộ trình định

hướng của Sacombank-SBS. Tại dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) trình Quốc hội đã không quy định rõ các hoạt động khác của các ngân hàng thương mại; theo đó đã bỏ đi khái niệm và hoạt động “nghiệp vụ ngân hàng đầu tư”. Trong khi

đó, bản dự thảo hồi tháng 5/2009 có 1 điều quy định về vấn đề này và sử dụng rõ

cụm thuật ngữ “ngân hàng đầu tư”. Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật Chứng khốn năm 2006 quy định khá chi tiết về các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tuy nhiên một số ý kiến từ phía ngân hàng thương mại cho rằng vẫn rất cần có một văn bản pháp lý chính thức ở cấp độ luật đề cập đến hoạt động ngân hàng đầu tư.

Cụ thể, nội dung đó khi đưa vào luật sẽ quy định rõ những nghiệp vụ ngân hàng đầu tư mà các ngân hàng thương mại được trực tiếp thực hiện và với những nghiệp vụ buộc phải thực hiện qua các công ty con là cơng ty chứng khốn. Một giải pháp được đặt ra là Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính (cụ thể là Ủy ban Chứng khốn) có văn bản quy định rõ ràng và cụ thể về khuôn khổ pháp lý hoạt động của ngân hàng đầu tư, làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại cũng như các định chế tài chính triển khai. Tương tự, về nội dung hành lang pháp lý cho mơ hình tập đồn tài chính - ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng một

nghị định trình Chính phủ ban hành, như đã được phân cơng tại văn bản số

3841/VPCP-KHTH ngày 9/6/2009 của Văn phịng Chính phủ. Thế nhưng, ở hai

nội dung và hướng giải quyết trên lại liên quan đến một vấn đề khác, mà một số ngân hàng thương mại cho là “điểm yếu” của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): có nhiều vấn đề xử lý vẫn phải chờ quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Qua rà sốt dự thảo, vẫn có đến 30 điểm tổ chức tín dụng

phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và 28 điểm trao quyền cho Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể. “Điểm yếu” đó là một trở ngại đối với việc

đưa luật đi vào đời sống một cách đầy đủ hơn và nhanh chóng hơn. Ở khía cạnh

khác, từ những nội dung trên cho thấy việc xây dựng luật vẫn khó bao trùm và theo sát thực tế. Thế nên, nếu trong khoảng 4 - 5 năm tới, Luật Các tổ chức tín dụng lại được đưa ra mổ xẻ tại nghị trường để tiếp tục bổ sung thì cũng khơng

phải là điều q bất ngờ.

Kết luận chương 2:

Ngân hàng đầu tư với chứng khốn hóa giúp lưu thơng vốn hiệu quả trong nền tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, hoạt động thiếu kiểm soát, chạy theo lợi nhuận bất chấp rủi ro không những đưa các ngân hàng này đến vỡ nợ mà còn đẩy kinh tế thế giới vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Cơ cấu vốn Việt Nam đang mất cân đối, chưa sử dụng hết nguồn lực quốc gia, tầm nhìn cịn ngắn hạn, chưa có chiến lược dài hạn để chuẩn bị hướng đi bền

vững.

Ngân hàng đầu tư phát huy tốt trong thị trường tài chính, có hướng đi đúng sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế mới đang thiếu vốn như Việt Nam. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm và thận trọng là điều Việt Nam đang cần trong giai đoạn này. Nghiên cứu và xây dựng mơ hình khi hội đủ lượng và chất nhằm tránh những vấp ngã của thế giới là cần thiết.

Chương 3:

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MƠ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ CÙNG SẢN PHẨM CHỨNG KHỐN HĨA TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)