Trái phiếu CLO và CBO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 66)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

b. Chứng khốn hóa danh mục cho vay trả góp mua ô tô

2.6.2.8- Trái phiếu CLO và CBO

Trái phiếu CLO (Collateralisation Loan Obligations) là chứng khốn hóa các danh mục tín dụng thương mại. Trái phiếu CBO (Collateralisation Bond Obligations) là chứng khốn hóa các danh mục trái phiếu doanh nghiệp. CLO có thể kết hợp các khoản cho vay thương mại và trái phiếu doanh nghiệp, trong đó cho vay thương mại là tài sản chính. Rủi ro tín dụng đối với trái phiếu CLO cao

hơn so với CBO tương ứng với mức rủi ro của gốc tài sản.

Điểm khác biệt chính giữa trái phiếu CLO và trái phiếu CBO nằm ở động

lực thực hiện chứng khốn hóa. Trái phiếu CLO chủ yếu làm đẹp và “sạch” bảng cân đối kế toán bằng cách thối bỏ một số rủi ro tín dụng còn trái phiếu CBO chủ yếu khai thác chênh lệch giá.

2.6.2.9- Chứng khốn hóa tổng hợp (Synthetic Securitisation)

Các trái phiếu CDO trình bày ở phần trên được gọi là trái phiếu CDO tiền mặt (Cash CDO) hình thành thơng qua chứng khốn hóa các danh mục rủi ro tín dụng được bán cho cơng ty có mục đích đặc biệt.

Đối với chứng khốn hóa tổng hợp, cơng ty có mục đích đặc biệt khơng

mua danh mục rủi ro tín dụng bình thường mà thơng qua cơng cụ phái sinh, cụ thể là hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng (CDS). Các trái phiếu CDO phát hành thơng qua chứng khốn hóa tổng hợp được gọi là CDO tổng hợp (Synthetic CDO).

Hình 2.4: Mơ hình chứng khốn hóa tổng hợp

Ngân hàng đầu tư SPV

A 300 tỷ 5% C 300 tỷ 7% Z 100 tỷ UR B 300 tỷ 6% Phí bảo hiểm CDS

Bồi thường rủi ro

Trái phiếu chính phủ

Danh mục tài sản tham chiếu 1.000 tỷ 1.000 tỷ CDO tổng hợp

Ngân hàng bán rủi ro tín dụng sang cho cơng ty có mục đích đặc biệt bằng hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng (CDS). Về cơ bản đây là hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng, trong đó, ngân hàng thanh tốn định kỳ phí bảo hiểm cho cơng ty có mục đích đặc biệt. Đổi lại, ngân hàng nhận khoản bồi thường khi danh mục tài sản tham chiếu bị rủi ro tín dụng. Phần bồi thường sẽ tương đương mệnh giá danh mục rủi ro - giá trị thu hồi của gốc tài sản.

Cơng ty có mục đích đặc biệt mua rủi ro tín dụng của ngân hàng và chuyển giao sang nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu lồng ghép phái sinh rủi ro tín dụng. Chứng khốn nợ này chính là trái phiếu CDO tổng hợp mà bản chất chính là trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit Linked Note- CLN).

Do sử dụng công cụ phái sinh, cơng ty có mục đích đặc biệt khơng cần

dùng tiền mặt để mua rủi ro tín dụng, thay vào đó, sẽ đầu tư tiền thu được từ phát hành trái phiếu CDO tổng hợp và phí bán bảo hiểm tín dụng vào trái phiếu chính phủ (khơng rủi ro tín dụng).

Trái phiếu CDO tổng hợp được phân chia thành nhiều gói có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau tương ứng với các mức sinh lời khác nhau. Gói Z (gói cổ

phiếu) thơng thường được ngân hàng đầu tư giữ lại do tính chất rủi ro cao hoặc

được bán cho các nhà đầu tư mạo hiểm như các quỹ đầu cơ trong khi các gói ưu

tiên có mức tín nhiệm cao sẽ bán cho các nhà đầu tư thích an tồn. Nếu rủi ro tín dụng khơng xảy ra, chủ đầu tư gói Z sẽ có lợi nhuận cao nhất, ngược lại, có thể bị mất tất cả.

Với mơ hình chứng khốn hóa tổng hợp, chủ thể tạo lập tài sản khơng cần thối bỏ danh mục tài sản của mình mà vẫn đạt được mục tiêu là bán rủi ro tín

dụng sang cho nhà đầu tư. Chứng khốn hóa tổng hợp có tính ứng dụng cao đối với ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng đầu tư muốn giảm bớt rủi ro tín dụng mà khơng mất quan hệ với khách hàng trong danh mục tín dụng.

2.6.3- Chứng khốn hóa tín dụng dưới chuẩn

2.6.3.1- Tín dụng dưới chuẩn (sub-prime mortgage)

Nợ dưới chuẩn được hiểu là các khoản tín dụng nhà ở áp dụng cho các đối tượng có mức tín nhiệm thấp trong xã hội. Những đối tượng vay vốn này thường

là những người nghèo, khơng có việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh tốn tín dụng không tốt. Những đối tượng này rất dễ bị ảnh hưởng lúc

kinh tế khó khăn, ln tiềm ẩn rủi ro thiếu khả năng thanh toán nợ đến hạn, họ rất khó tiếp cận nguồn tín dụng truyền thống chỉ dành cho đối tượng trên chuẩn. Nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao song bù lại có mức lãi suất hấp dẫn.

Sản phẩm hình thành từ chứng khốn hóa nợ dưới chuẩn là trái phiếu được

đảm bảo bởi tín dụng bất động sản (MBS) song hàm chứa rủi ro tín dụng cao (rủi

ro thanh toán sớm rất thấp).

2.6.3.2- Rủi ro tín dụng trong chứng khốn hóa nợ dưới chuẩn

Rủi ro tín dụng xảy ra khi chủ thể phát hành chứng khốn nợ khơng có khả năng thanh tốn gốc và lãi khi đến hạn.

Bảng 2.6: Quy trình chứng khốn hóa cho vay thế chấp mua nhà

Đối tượng tham gia

Nhiệm vụ Quyền lợi Rủi ro không trả nợ

Người mua nhà

Hợp tác cung cấp thông tin cho mơi giới tín dụng hoặc trực tiếp cơng ty cho vay để làm thủ tục vay mua nhà hoặc vay tái tài trợ khoản vay cũ Được cung cấp vốn mua nhà Nhà có thể bị phong tỏa, xiết nợ, bán để trả nợ vay. Môi giới tín dụng

Tìm kiếm cơng ty cho vay có thể đáp ứng phê duyệt khoản vay

Hưởng hoa hồng giới thiệu khách hàng và thực hiện thẩm định đơn giản.

Có thể bị loại ra khỏi danh sách mơi giới của công ty cho vay. Công ty

cho vay (chủ thể tạo lập tài sản)

Tiến hành cho vay bằng các nguồn tín dụng từ ngân hàng đầu tư sau đó bán lại danh mục cho vay cho ngân hàng đầu tư.

Hưởng phí từ cho vay. Hưởng lợi nhuận từ việc bán danh mục cho vay cho ngân hàng đầu tư. Có thể bị yêu cầu nhận lại các khoản cho vay thế chấp không đáp ứng tiêu chuẩn thẩm định

hoặc có gian dối khi thẩm định tín dụng. Ngân

hàng đầu

Phân loại đóng gói các danh mục cho vay. Chứng khốn hóa bằng việc phát hành chứng khốn nợ với các mức rủi ro và thứ tự ưu tiên

Thu phí từ việc đóng gói danh mục cho vay và lợi nhuận từ chứng khốn hóa. Có thể bị yêu cầu nhận lại các khoản cho vay thế chấp không đáp ứng tiêu chuẩn thẩm định

thanh tốn khác nhau. Gói chứng khốn nào có mức tín nhiệm thấp sẽ chịu nhiều rủi ro nhất và ngược lại

thẩm định tín dụng.

Ngân hàng đầu tư có thể chấp nhận hoặc chuyển lại cho công ty cho vay tùy theo nguyên nhân.

Nhà đầu

Lựa chọn đầu tư gói

chứng khốn nợ có mức độ rủi ro phù hợp với khả năng, sở thích và hồn cảnh cá nhân.

Thu nhập lãi suất từ chứng khoán nợ và chấp nhận lãi, lỗ từ biến động giá chứng

khoán.

Chấp nhận rủi ro. Có thể địi tiền ngân

hàng đầu tư nếu phát

hiện các khoản cho vay thế chấp không

đáp ứng tiêu chuẩn

thẩm định hoặc có

gian dối về thẩm định tín dụng.

Chứng khoán nợ phát hành được đảm bảo bằng danh mục cho vay thế chấp mua nhà. Danh mục cho vay được đảm bảo bằng giá trị thương mại của căn nhà. Khi người mua nhà khơng có khả năng trả nợ, cơng ty có mục đích đặc biệt sẽ chịu rủi ro tín dụng và rủi ro này sẽ được chuyển giao sang nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán nợ.

Hình 2.5: Mối quan hệ rủi ro tín dụng trong chứng khốn hóa nợ dưới chuẩn

Nhà ở Cơng ty có mục đích đặc biệt Nhà đầu tư Người mua nhà Chứng khốn nợ Danh mục tín dụng

Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ bắt nguồn từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn kéo dài từ tháng 8/2007 dẫn đến khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu nặng nề trong gần 3 năm qua.

a. Nguồn gốc của khủng hoảng

Sự bùng nổ cho vay nợ dưới chuẩn bắt nguồn sâu xa từ sự mất cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu trong những năm trước đây. Trong khi nguồn vốn gia tăng từ chính sách tiền tệ mở, nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp lại giảm sau các bê bối tài chính tại Mỹ như Enron, Worldcom và cuộc khủng hoảng của các doanh nghiệp công nghệ thông tin từ năm 2001.

Cho vay dưới chuẩn là một giải pháp xử lý vốn thừa nhằm tối đa hóa lợi

nhuận. Hơn nữa, lãi suất sau cuộc khủng hoảng các doanh nghiệp dot.com và cuộc khủng bố (11/9/2001) tại Mỹ giảm liên tục về mức thấp nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy người dân vay vốn. Hệ quả của chính sách kinh tế này làm giá nhà

ở Mỹ tăng mạnh, thì số tiền vay cho mỗi ngôi nhà càng tăng và rủi ro tín dụng

tăng theo. Tín dụng dưới chuẩn chủ yếu bao gồm các khoản cho vay thế chấp mua nhà và tín dụng tiêu dùng.

Việc cho vay dưới chuẩn tràn lan trong một thời gian ngắn dẫn đến mất

kiểm sốt chất lượng tín dụng, trong khi hệ thống giám sát của Chính phủ chưa đủ mạnh được coi là nguyên nhân chính tạo nên cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ

(2007-2009).

b. Bùng nổ tín dụng dưới chuẩn

Chứng khốn hóa trở thành cơng cụ truyền dẫn rủi ro hiệu quả được các

ngân hàng đầu tư quốc tế nắm bắt nhanh để cho vay nợ dưới chuẩn. Trước đây các ngân hàng thương mại chỉ dành một phần nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng

để cho vay mua nhà, giờ đây họ mở rộng gần như bất tận.

Thông qua nghiệp vụ chứng khốn hóa, các danh mục tín dụng dưới chuẩn

đầy rủi ro có thể được phân loại, đóng gói và định mức tín nhiệm thành các gói

nhà đầu tư cẩn trọng nhất trên thị trường. Việc quay vòng chứng khốn hóa các

trái phiếu hình thành từ chứng khốn hóa đã tạo ra một nguồn vốn vơ hạn để cho vay dưới chuẩn cùng với những sản phẩm tài chính tinh vi và khó hiểu. Các trái phiếu đầy rủi ro này chảy qua các thị trường vốn toàn cầu, thu hút một lượng vốn lớn vào Mỹ tiếp tục phục vụ hoạt động tín dụng dưới chuẩn. Mơ hình truyền thống của các ngân hàng về hoạt động tín dụng là “mua và nắm giữ” được thay thế bằng mơ hình mới “tạo lập và phân tán”(originate to distribute).

Tại Mỹ, các ngân hàng đầu tư bơm vốn cho các cơng ty tài chính chun cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn. Hàng loạt chủ thể tham gia vào quy trình cho vay và chứng khốn hóa như ngân hàng đầu tư, cơng ty tài chính, mơi giới cho vay, cơng ty định mức tín nhiệm, cơng ty quản lý đều thu được lợi nhuận lớn.

Ngân hàng đầu tư hưởng lợi nhiều nhất. Cho vay mua nhà dưới chuẩn có lãi suất rất cao so với nợ trên chuẩn, ngân hàng đầu tư vừa thu lãi từ cung cấp vốn cho cơng ty tài chính vừa thu lãi từ nghiệp vụ chứng khốn hóa. Trong q trình chứng khốn hóa, các ngân hàng đầu tư thường giữ lại một phần hoặc tồn bộ gói cổ phiếu (equity tranche) với mức độ rủi ro cao nhất song cũng có hứa hẹn lợi nhuận cao, đặc biệt lúc thị trường tăng trưởng. Lãi cao giúp việc đóng gói càng thực hiện dễ dàng và hấp dẫn nhà đầu tư lao vào mua các gói trái phiếu chứng khốn hóa

đầy rủi ro.

Lợi nhuận cao kết hợp với lòng tham dẫn đến lạm dụng cho vay dưới

chuẩn. Các thủ tục thẩm định của các đại lý cho vay diễn ra lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Những người có thu nhập thấp, đặc biệt là dân định cư ưu tiên có cơ hội mua nhà, lan

nhanh ra toàn nước Mỹ, đẩy giá bất động sản tăng nhanh.

Cho vay mua nhà dưới chuẩn bắt đầu hình thành từ thập niên 90 phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn trên thị trường khoảng 200 tỷ USD, năm 2003 là 320 tỷ USD,

năm 2004 là 550 tỷ USD, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ.

Sự bùng nổ các sản phẩm của chứng khốn hóa kéo theo sự phát triển của sản phẩm phái sinh rủi ro tín dụng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cũng như đầu cơ rủi ro. Cơ hội kinh doanh này kéo các công ty bảo hiểm, vốn tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro, tham gia cuộc chơi. Khi khủng hoảng xảy ra, kích hoạt việc thanh tốn các hợp đồng bảo hiểm, các cơng ty bảo hiểm như AIG lập tức gặp khó khăn, suy sụp.

c. Khủng hoảng dây chuyền

Khi hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo gánh nặng trả nợ cho người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay dưới chuẩn bị ảnh hưởng

nhanh nhất. Không trả được gốc lãi, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát

mại tài sản. Rủi ro liên quan đến các danh mục tín dụng dưới chuẩn trực tiếp truyền sang các trái phiếu hình thành từ chứng khốn hóa có danh mục cho vay mua nhà làm tài sản đảm bảo. Giá trái phiếu lập tức sụt giảm mạnh thành làn sóng bán tháo.

Việc phát mại tài sản với cường độ lớn làm cho giá nhà càng sụt giảm

mạnh. Vịng xốy bán tháo dẫn đến giảm giá nhà, giảm giá trái phiếu lan ra mọi tài sản trong thời gian ngắn tạo nên sự hoảng loạn thị trường. Các ngân hàng đầu tư nắm giữ các gói cổ phiếu và trái phiếu “độc hại” hình thành từ chứng khốn hóa chưa kịp phân phối ra thị trường đã chịu thua lỗ nặng. Ngồi ra, các ngân hàng đầu tư cịn đầu tư vào bất động sản thương mại và tín dụng bất động sản thương mại

nên khi giá bất động sản giảm mạnh càng lỗ thêm.

Sự thua lỗ lớn của ngân hàng và công ty bảo hiểm tạo nguy cơ sụp đổ của các định chế tài chính, làm tê liệt thị trường tín dụng liên ngân hàng và các ngân

hàng mất tin tưởng nhau dẫn đến khó tiếp cận vốn, biên độ tín dụng tăng cao. Để tránh sụp đổ hệ thống tài chính tồn cầu, các chính phủ đã bơm vốn vào thị

trường, cam kết bảo đảm tiền gửi trong hệ thống ngân hàng, mua cổ phần và các tài sản xấu của các ngân hàng, cắt giảm lãi suất mạnh mẽ.

Chứng khốn hóa là một sáng tạo tài chính có nhiều ưu việt. Tuy nhiên việc lạm dụng công cụ này trong khi hệ thống kiểm soát chưa đủ mạnh mang lại những hậu quả khôn lường.

2.7- Thực trạng và tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam 2.7.1- Thực trạng về thị trường vốn Việt Nam 2.7.1- Thực trạng về thị trường vốn Việt Nam

Cùng với sự phát triển kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, thị trường vốn của Việt Nam đã có bước phát triển nhất định. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, thị

trường chứng khốn có bước nhảy vọt cả về quy mô và chất lượng hoạt động, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Số lượng nhà đầu tư cá nhân đã tăng nhanh chóng từ khoảng 50 ngàn tài khoản năm 2005, lên khoảng 350 ngàn tài khoản vào cuối năm 2007 và khoảng 500 ngàn tài khoản vào cuối 2008 (chiếm gần 0,6% dân số). Tuy nhiên, nếu so với Trung Quốc có trên 100 triệu tài khoản (chiếm khoảng 8% dân số) thì tiềm năng thị trường cổ phiếu của Việt Nam còn rất lớn. Số cơng ty chứng khốn tăng mạnh từ 8 cơng ty năm 2005 lên khoảng 70 công ty vào cuối năm 2007 và 102 vào cuối năm 2008. So với các thị trường phát triển trong khu vực, số lượng cơng ty chứng khốn hiện tại của Việt Nam q lớn, hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Ngồi ra cịn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 66)