Phân tích cơ cấu vốn trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

c. Khủng hoảng dây chuyền

2.7.2- Phân tích cơ cấu vốn trong nền kinh tế

Tỷ trọng vốn hóa của nền kinh tế Việt Nam đã tăng mạnh cùng với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế khi chưa có cơ chế và hình thức thu hút vốn hiệu quả. Mức chênh lệch lớn giữa tỷ trọng trái phiếu và

cổ phiếu so với GDP cho thấy cấu trúc vốn hiện tại theo tư duy ngắn hạn. Trong năm 2007, tỷ trọng vốn huy động dài hạn thông qua trái phiếu chiếm khoảng 11.5%GDP tăng lên 14.2%GDP trong năm 2008, một dấu hiệu tốt trong việc chuyển đổi cơ cấu nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại giảm mạnh trong năm 2009 và

2010, chỉ còn lại tương ứng 8%, 9%GDP. Trong khi ở các nước phát triển, cơ cấu

nợ trái phiếu phải chiếm từ 40-50%GDP. Mặt khác, trái phiếu chính phủ lại chiếm tỷ trọng lớn trong tương quan thị trường với 81%, trong khi trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 9%, 10% còn lại là trái phiếu địa phương.

Bảng 2.7: Tỷ trọng trái phiếu và cổ phiếu so với GDP Việt Nam

Bên cạnh đó, so với GDP, huy động vốn bằng cổ phiếu vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tạo sự mất cân đối giữa phát triển ngắn hạn và dài hạn. Trong năm 2007, tỷ trọng trái phiếu chỉ là 11.5%GDP, cổ phiếu đã ở mức 45%. Dù tỷ trọng này có

giảm mạnh trong năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nhưng vẫn chiếm ưu thế so với trái phiếu. Giai đoạn 2009-2010, cơ cấu này đã trở lại với tỷ lệ gần giống giai đoạn trước, với mức chênh lệch khá lớn từ 30 - 40% so với trái phiếu.

Chỉ tiêu (tỷ USD) Năm Tỷ trọng (%)

2007 2008 2009 2010 2007 2008 2009 2010 GDP 70 89 91.6 104.6

Trái phiếu 8 12.6 7.3 9.4 11.5 14.2 8 9 Cổ phiếu 31.5 16.9 34.5 47.1 45 19 37.7 45 Nguồn: Cafef.vn, tổng cục thống kê

Trái phiếu chính phủ được huy động cho việc phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia, trong khi trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp họ có được nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp để đầu tư các dự án dài hạn. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tiếp cận kênh huy động vốn này ưu việt hơn so với cổ phiếu. Tuy nhiên, do hạn chế về quy mô cũng như kiến thức chuyên môn, các doanh nghiệp đã bỏ qua cơ hội lớn để tìm những nguồn vốn với chi phí thấp. Sự phát triển của các ngân hàng

đầu tư là tất yếu, là trung gian tài chính với những nghiệp vụ chuyên sâu và nắm

cơ cấu nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thơng qua chứng khốn hóa huy

động được nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp. Các ngân hàng đầu tư trở thành

trung gian thực hiện nhiều chức năng hữu ích để luồng vốn được lưu thơng hiệu quả, giúp kinh tế Việt Nam phát triển hài hịa.

Hình 2.6: Tỷ trọng cổ phiếu và trái phiếu so với GDP

11.50% 14.2019% % 8% 9% 45% 37.70% 45% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2007 2008 2009 2010 Tỷ trọng GDP Trái phiếu Cổ phiếu Năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 75 - 77)