Tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 79)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

2.7.3-Tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam

c. Khủng hoảng dây chuyền

2.7.3-Tiềm năng chứng khốn hóa tại Việt Nam

So với các nước đang phát triển trong khu vực, tỷ trọng trái phiếu so với

GDP của Việt Nam luôn ở mức thấp. Trong năm 2010, tỷ trọng này lần lượt ở

Trung Quốc là 53%, Thái Lan 58%, Malaysia 82%, Singapore 72%, trong khi ở Việt Nam chỉ chiếm 9%. Thị trường trái phiếu Việt Nam chưa có đầy đủ các lực lượng tham gia như nhà phát hành, nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ (tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành), nhà mơi giới, các nhà cung cấp xếp hạng tín nhiệm cho các tổ chức phát hành, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và đương nhiên là Hiệp hội thị trường trái phiếu.

Hình 2.7: Tỷ trọng trái phiếu so với GDP của các nước trong khu vực 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Trung Quốc Thái Lan Malaysia Singapore Việt Nam

Tỷ trọng %

Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu Việt Nam đang ở mức thấp. Trái phiếu được phát hành thông qua đấu thầu với sự tham gia của các công ty bảo

hiểm, ngân hàng thương mại và các nhà đầu tư cá nhân. Giao dịch trên thị trường thứ cấp dù được cải thiện qua nghiệp vụ repo, song vẫn còn nhiều hạn chế.

Trái phiếu chính phủ chiếm ưu thế với tỷ trọng 81%, trái phiếu chính quyền

địa phương 10%, trong khi trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 9%. Trên thế giới,

trái phiếu doanh nghiệp phải chiểm tỷ trọng tương đương với trái phiếu chính phủ,

để đảm bảo sự phát triển hài hòa và ổn định. Trong năm 2010, tỷ trọng này tại

Trung Quốc là 35%, Thái Lan 33%, Malaysia 50%, Singapore 44%. Doanh nghiệp tập trung huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và vay ngân hàng, bỏ qua cơ hội lớn từ việc phát hành trái phiếu.

Từ năm 2006, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu sôi động khi các nhà đầu tư nước ngồi tăng nhu cầu mua rủi ro tín dụng tại Việt Nam. Các tập đồn và tổng cơng ty nhà nước có nhu cầu vốn lớn đã bắt đầu phát hành trái phiếu

VND cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, bắt đầu sử dụng dịch vụ tư

vấn và bảo lãnh của các ngân hàng đầu tư quốc tế như HSBC, Citigroup, Deutsche Bank hay Crédit Suisse.

Đây là tiềm năng cho việc phát triển các dòng sản phẩm liên quan đến huy động vốn qua kênh trái phiếu, cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng đầu tư tại

Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Hình 2.8: Thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2010

9% 10%

Trái phiếu chính phủ Trái phiếu địa phương Trái phiếu doanh nghiệp

81%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77 - 79)