Chuyển một số công ty chứng khoán thành ngân hàng đầu tư đúng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 94)

Hình 3.1 : Mơ hình góp vốn hình thành nên các tổ chức định mức tín nhiệm

c. Khủng hoảng dây chuyền

3.2.3- Chuyển một số công ty chứng khoán thành ngân hàng đầu tư đúng

nghĩa

Con số hơn 100 cơng ty chứng khốn hiện quá thừa so với hiện trạng của thị trường VN, trong khi chúng ta đang thiếu ngân hàng đầu tư đúng nghĩa. Mơ

hình ngân hàng đầu tư bao gồm các nghiệp vụ như: môi giới, ngân hàng đầu tư, tư vấn, nghiên cứu thị trường và giám sát. Mỗi nghiệp vụ phải được xác định vai trò và nhiệm vụ một cách chặt chẽ, rõ ràng, tránh chồng chéo, trong đó nghiệp vụ ngân hàng đầu tư phải là tâm điểm của hoạt động.

Ngoài ra, cần chú trọng việc quảng bá hình ảnh thương hiệu, giới thiệu cho nhà đầu tư biết định hướng tương lai của ngân hàng, đồng thời tiếp thị mạnh mẽ và sâu rộng các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng đầu tư tới khách hàng. Ngân hàng đầu tư rất cần cho sự phát triển tương lai của TTCKVN. Thay vì giải thể bớt những

cơng ty chứng khốn khơng hiệu quả rồi thành lập mới ngân hàng đầu tư, ta có thể chuyển đổi một số cơng ty đủ điều kiện và củng cố một số công ty khác. Nhà nước cần phân định rõ lĩnh vực hoạt động của Cơng ty chứng khốn với ngân hàng đầu tư và với NHTM. Khi các cơng ty chứng khốn hội đủ điều kiện về nhân lực và tài chính để chuyển thành ngân hàng đầu tư độc lập thì việc tiếp theo thuộc về NHNN VN và Ủy ban chứng khoán nhà nước – các cơ quan quản lý trực tiếp của các ngân hàng đầu tư.

Về yêu cầu nguồn nhân lực: Đội ngủ nhân viên hoạt động trong ngân

hàng đầu tư phải được trang bị kiến thức vững vàng về kinh tế và ngành nghề

chuyên mơn, phải có bằng cấp và chứng chỉ u cầu.

Về tài chính: Muốn thành lập ngân hàng đầu tư đòi hỏi vốn pháp định từ

3.000 tỷ đồng trở lên. Theo lộ trình gia nhập WTO, năm 2012 Việt Nam sẽ chấp thuận cho thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ chứng khốn nước ngồi được mở chi nhánh hoặc sở hữu đến 49% vốn điều lệ của các công ty chứng khoán liên doanh tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước

ngoài được mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam hay các ngân hàng quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa, đến mức 30% vốn

điều lệ của các đơn vị này. Các ngân hàng đầu tư quốc tế sẽ được phép hoạt động

tại Việt Nam.

Khi các doanh nghiệp nước ngoài đi vào thị trường Việt Nam. các doanh nghiệp trong nước sẽ bị cạnh tranh do còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việt Nam phải củng cố ngay khâu tổ chức hoạt động để theo kịp guồng máy vận

hành của thị trường tài chính. Việc này là khả thi bởi tại thời điểm này, dịch vụ

ngân hàng đầu tư ở các công ty chứng khoán đã phát triển tương đối mạnh.

Theo định hướng mới, Chính phủ sẽ khơng cấp phép lập thêm ngân hàng

thương mại mới, đồng thời việc tăng vốn pháp định sẽ dẫn đến xu hướng mua bán và sáp nhập các ngân hàng thương mại và cơng ty chứng khốn. Đây chính là tiền

Ngân hàng đầu tư là một khái niệm còn khá mới đối với thị trường tài chính Việt Nam; tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của TTCK trong những năm gần đây, một số CTCK lớn đã bước đầu mở thêm dịch vụ ngân hàng đầu tư bên cạnh các dịch vụ truyền thống như quản lý chứng khoán, quản lý quỹ. Một số CTCK lớn có thể chuyển thành NHĐT như: CTCK Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBS), Cơng ty cổ phần chứng khốn Sài Gịn (SSI), Cơng ty cổ phần chứng khốn An Bình (ABS), Cơng ty chứng khốn ngân hàng Á Châu (ACBS), Cơng ty chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), Cơng ty chứng khoán Bản Việt (VCSC). Hiện nay, doanh thu của các CTCK chủ yếu từ môi giới và tự doanh.

Theo định hướng này, việc chuyển đổi một số cơng ty chứng khốn mạnh,

đủ kinh nghiệm thành ngân hàng đầu tư là lựa chọn tốt nhất trong giai đoạn mở đầu. Bước tiếp theo, cần khuyến khích một số ngân hàng thương mại mạnh liên

kết với các ngân hàng đầu tư quốc tế thành lập ngân hàng đầu tư liên doanh để học kinh nghiệm.

Với tên gọi ngân hàng, đúng ra các ngân hàng đầu tư phải trực thuộc NHNN VN vì ngân hàng đầu tư phải thực hiện các nghiệp vụ cho vay, ngân quỹ, thanh toán như mọi ngân hàng. Nhưng hoạt động chủ lực của ngân hàng đầu tư lại gắn với chứng khoán. Việc 2 cơ quan nhà nước cùng tham gia quản lý sẽ gây chồng chéo, phá vỡ nguyên tắc thống nhất xuyên suốt. Về mặt quản lý, nên giao cho UBCK toàn quyền quyết định, tạo ra những hành lang pháp lý phù hợp để đảm bảo hoạt động, kiểm sốt ngân hàng đầu tư có hiệu quả.

Bộ máy tổ chức của UBCK phải được nâng cấp cả về trình độ lẫn cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đội ngủ lãnh đạo cũng như nhân viên phải từng bước tiếp cận và

nắm bắt bản chất của ngân hàng đầu tư, tuyển dụng những người đã có kinh

nghiệm và tham khảo ý kiến của các chuyên gia liên quan đến mơ hình này, đồng thời để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm phái sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khả năng ứng dụng mô hình ngân hàng đầu tư và sản phẩm chứng khoán hóa tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 92 - 94)