Nghĩa về môi trường trong hoạt động kinh doanh và bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 26 - 30)

khỏe cho người lao động.

Nhìn chung ngành gốm sứ – thủy tinh Việt Nam đã đóng góp cho xã hội một lượng hàng hố phong phú, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập

Vũ Tuấn Anh - K5 19 Khoa Kinh tế và Quản lý

cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, vẫn tồn tại vấn đề ơ nhiễm môi trường do việc phát triển của ngành Gốm sứ - Thủy tinh Việt Nam, các làng nghề ở nước ta vẫn mang tính tự phát, cơng nghệ thủ cơng lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường rất thấp.

Ngồi các doanh nghiệp được có tiềm lực tài chính, doanh nghiệp nhà nước, họ được giáo dục về mơi trường, có các chế độ chính sách phù hợp cho người lao động, có các quy trình cơng nghệ về xử lý ơ nhiễm mơi trường… còn lại hầu hết các làng nghề đều chưa đầu tư bất kỳ một giải pháp để giảm thiểu ơ nhiễm. Khí thải tại các làng nghề đều được thải tự do vào môi trường tự nhiên. Theo thông tin được đăng tải trên website của Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải sinh ra như than, xỉ bụi, các loại khí thải như SO2, CO2, NO2... ở làng nghề Bát Tràng và các làng nghề sản xuất gốm sứ khác trong cả nước có dấu hiệu bị ơ nhiễm nặng. Tuy nhiên cũng có một số làng nghề chỉ gây ô nhiễm cục bộ trong phạm vi sản xuất chưa ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Điều đáng nói, người làm gốm sứ ở Bát Tràng và các làng nghề khác đều biết rằng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình, song phần lớn lại khơng tự bảo vệ, đặc biệt là những người làm việc trực tiếp tại các lò nung.

Hầu hết người sử dụng lao động và người lao động không được phổ biến đầy đủ các kiến thức về pháp luật, đặc biệt Luật Lao động, Luật Bảo vệ mơi trường. Chính vì vậy, thực trạng môi trường làng nghề đang là mối quan tâm bức xúc của các ban, ngành, nhất là ngành y tế và người dân địa phương.

Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng trong phát triển nghề gốm sứ thủ công ở nông thôn Việt Nam, một nỗi lo lắng và day dứt không kém phần quan trọng là nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề. Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của hoạt động của ngành sản xuất gốm sứ tại làng nghề, như: quy mô nhỏ, manh mún; công nghệ thủ công, lạc hậu, không đồng bộ; phát triển tự phát, chủ yếu chịu chi phối của thị trường và một thực tế quan trọng

Vũ Tuấn Anh - K5 20 Khoa Kinh tế và Quản lý

nữa là sự thiếu hiểu biết của những người dân về tác hại của ơ nhiễm mơi trường đến sức khoẻ của chính bản thân mình và những người xung quanh.

“…Điều kiện mơi trường lao động của nguời dân làng nghề nói chung rất kém, sống và sản xuất cùng một địa điểm, điều kiện lao động tồi tệ, thiết bị máy móc lạc hậu, thủ cơng, trình độ văn hố thấp, truyền nghề chủ yếu theo kinh nghiệm thực tế. (Như người làm công tại làng nghề ở Bát Tràng cho biết họ đã có nhiềm năm làm thuê cho một lị nung nhưng trừ việc đeo khẩu trang thì họ khơng bao giờ mang kính hay găng tay khi làm việc, có người cịn tuyệt nhiên khơng dùng tới bất kỳ một loại bảo hộ lao động nào, thậm trí ngay tại nơi làm việc, xung quanh là tiếng ồn, bụi, khí than… vẫn có những người thợ thản nhiên ngồi uống nước, hút thuốc)…”

Câu hỏi đặt ra cho mỗi một doanh nghiệp hay mỗi một nhà máy, làng nghề hiện nay là làm thế nào để hạn chế thấp nhất những rủi ro môi trường làm tổn hại đến con người mà thường đi kèm theo những thiệt hại đáng kể về kinh tế. Việc trang bị những kiến thức cơ bản về an tồn mơi trường lao động là một trong những giải pháp quan trọng nhằm khắc phục hiện tượng trên. Tuy nhiên, việc xác định đúng đối tượng, mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp đào tạo về an tồn mơi trường lao động và hiệu quả của việc đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng.

Cho tới nay chưa có những quy định, hướng dẫn các nhà quản lý, các doanh nghiệp về việc lập kế hoạch và thiết kế một chương trình đào tạo một cách thiết thực và khoa học. Một chương trình đào tạo an tồn mơi trường cho người lao động nhằm giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp hạn chế những rủi ro mơi trường có thể xảy ra trong q trình sản xuất.Đó là một yếu tố then chốt trong việc phát triển chiến lược phòng tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các làng nghề.

- An tồn mơi trường lao động cho người lao động là một vấn đề cấp thiết và đă được quy định rõ trong điều 102 của (Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Nếu người lao động không được trang bị các kiến thức cơ

Vũ Tuấn Anh - K5 21 Khoa Kinh tế và Quản lý

bản về an tồn mơi trường lao động, cơ hội phát sinh các tai nạn sẽ gia tăng, doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt thiệt hại về kinh tế và trách nhiệm dân sự về tai nạn của người lao động. Luật pháp đă quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về chất lượng người lao động đối với công việc của họ.

Trong thực tế khi có sự cố lao động xảy ra, các cơ quan chức năng sẽ quan tâm đầu tiên là chủ doanh nghiệp có sử dụng người lao động đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật, có nghĩa là người lao động đă được đào tạo (bao gồm cả an tồn mơi trường lao động) phù hợp với công việc mà họ được giao hay chưa, nếu chưa thì tại sao? Vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, người lao động phải được đào tạo các kiến thức cơ bản về an tồn mơi trường lao động. Bao gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Nội dung công việc, nguyên liệu sử dụng và cách thức thực hiện cơng việc do mình phụ trách.

+ Phương pháp giao tiếp thông tin giữa người lao động và người quản lý, giữa người lao động với nhau.

+ Các sự cố và tai nạn có thể phát sinh trong q trình làm việc và các biện pháp hạn chế rủi ro.

+ Phương pháp tiếp xúc với các nguyên liệu và chất thải độc hại.

+ Các nội quy vệ sinh và an toàn lao động chung trong xí nghiệp và trong bộ phận cơng tác của người lao động.

Để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho người lao động, đồng thời để hạn chế rủi ro, việc đào tạo phải được tiến hành đúng đối tượng. Sau khi xác định nội dung nào phải được đào tạo, bước tiếp theo là chọn đúng người học. Người được đào tạo phải là người có quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cơng tác của cá nhân mình và của tồn bộ doanh nghiệp. Người được đào tạo phải là người đang thực hiện đúng nhiệm vụ mà nội dung đào tạo về an tồn mơi trường lao động phục vụ cho công việc của họ. Việc chọn người đào tạo trước hết phải chú ý đến việc phát triển lâu dài của người lao động và của doanh nghiệp. Đào tạo cho lao động thời vụ cũng phải được quan tâm,

Vũ Tuấn Anh - K5 22 Khoa Kinh tế và Quản lý

song phải có hình thức phù hợp và kết hợp các yếu tố trách nhiệm cá nhân người lao động với lợi ích kinh tế chung của doanh nghiệp. Khi người lao động được thay đổi nhiệm vụ mới trong doanh nghiệp, cần chú trọng đến việc đào tạo mới những nội dung an tồn mơi trường lao động phù hợp với nhiệm vụ mới.

An tồn mơi trường lao động cho người lao động là một vấn đề quan trọng trong quản lý của các doanh nghiệp. Để hạn chế các rủi ro về môi trường lao động làm ảnh hưởng tới tính mạng của người lao động và lợi ích của cơng ty, các nhà quản lý cần phải có một chương trình đào tạo thiết thực đối với người lao động, trong đó chú trọng từ khâu thiết kế chương trình đào tạo cho đến việc đánh giá hiệu quả của việc đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)