Giải pháp 1: Xây dựng văn hóa kinh doanh làm cơ sở cho việc phát triển của thương hiệu sản phẩm Gốm sứ Thủy tinh công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 79 - 88)

công nghiệp Việt Nam.

3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng văn hóa kinh doanh làm cơ sở cho việc phát triển của thương hiệu sản phẩm Gốm sứ Thủy tinh công nghiệp

việc phát triển của thương hiệu sản phẩm Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp Việt Nam.

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Phấn đấu trở thành doanh nghiệp có thương hiệu mạnh về sản phẩm gốm sứ - thủy tinh cơng nghiệp Việt Nam, sản phẩm phải có bản sắc riêng, thiết thực và phù hợp bám sát nhu cầu, đi sâu vào đời sống của người tiêu dùng. Và đặc biệt chú trọng đến những sản phẩm có khả năng, tiềm lực xuất khẩu cao, mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường khu vực và thế giới.

- Đổi mới môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, với việc xây dựng triết lý kinh doanh, coi lợi ích của khách hàng là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là động lực để doanh nghiệp phát triển.

- Phát huy tri thức để sáng tạo ra sản phẩm hàng hóa có tính đặc thù, nâng cao hiệu quả cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau và với thị trường quốc tế. Doanh nghiệp càng ngày càng phát triển, tạo cho người lao động yên tâm lao động, có thu nhập ổn định và phát triển, có tâm huyết trong cơng việc của mình.

- Khuyến khích CBCNV doanh nghiệp hăng say học tập, tiếp thu phát triển những ý tưởng, sáng kiến hợp lý, mang lại lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng, xây dựng phong trào thi đua lao động và học tập ngay tại trong doanh nghiệp, nơi làm việc của mình.

- Nâng cao trình độ CBCNV trong doanh nghiêp, trang thiết bị máy móc, đặc biệt là các dự án đổi mới công nghệ luôn phải được chú trọng và quan tâm hàng đầu.

Vũ Tuấn Anh - K5 72 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Tôn trọng con người, sự tôn trọng con người phải được thực hiện từ việc coi trọng những nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng, tơn trọng phẩm giá và tiềm năng phát triển nhân viên cho đến việc coi trọng chữ tín trong giao tiếp, quan hệ và hoạt động kinh doanh

3.2.1.2. Căn cứ để đề xuất giải pháp

- Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch phát triển chiến lược kinh doanh của Ngành Gốm sứ – Thủy tinh Công nghiệp 5 năm 2006 – 2010.

- Kế hoạch bảo tồn, xây dựng và phát triển làng nghề của Chính phủ nhà nước Việt Nam quy định.

- Do sản phẩm ngành Gốm sứ - Thủy tinh cơng nghiệp Việt Nam có nhiều cấp dạng khác nhau, phong phú và đa dạng, nhiều loại hình doanh nghiệp và các làng nghề sản xuất được đúc rút và lưu truyền từ nhiều thế hệ khác và trở thành một nghề độc lập, thậm trí có thể thay thế nghề nông ở nhiều làng nghề.

- Ngoài sản phẩm sứ thủy tinh cơng nghiệp với lực lượng lao động có qua đào tạo trường lớp và lao động chủ yếu bằng máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại… thì có một phần chủ yếu là sản phẩm gốm mỹ nghệ sản xuất mạng tính thủ cơng tại các làng nghề được lưu truyền và dựa vào sự khéo léo của những nghệ nhân, người thợ lành nghề làm hạt nhân để phát triển, chưa qua đào tạo, nên sản phẩm làm ra nhiều khi không hiểu hết được ý nghĩa của sản phẩm, không đánh giá được hết tinh nghệ thuật trong mỗi sản phẩm.

- Bảo vệ nguồn tri thức, thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm mang nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc Việt theo chủ trương, chính sách chung của Ngành.

- Ngồi các doanh nghiệp ra, cịn có rất nhiều làng nghề, chưa có quan hệ, giao lưu thương mại với các doanh nghiệp khác chứ không kể đối với các nước trong khu vực và thế giới, vì vậy, tính cạnh tranh và khả năng giới thiệu sản phẩm của họ đối với thị trường bên ngồi là rất hạn chế, vì vậy, cần phải xây dựng, gắn bó với các cơ quan môi giới, tư vấn và đánh giá của người tiêu

Vũ Tuấn Anh - K5 73 Khoa Kinh tế và Quản lý

dùng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp, làng nghề. Thực hiện mục tiêu của ngành Gốm sứ – Thủy tinh cơng nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới giai đoạn 2006 – 2010.

3.2.1.3. Nội dung của giải pháp:

Trong một thế giới cạnh tranh đầy sôi động như ngày nay, muốn tồn tại và phát triển bền vững chúng ta phải có khả năng thích ứng, tự hồn thiện để hợp tác, hội nhập và nắm bắt thời cơ một cách kịp thời. Muốn vậy, hơn bao giờ hết, mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng các doanh nghiệp nói chung cần phải ý thức tạo dựng cho mình một nét đẹp văn hố kinh doanh.

Bởi văn hoá kinh doanh được đánh giá là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một xã hội, một quốc gia. Hiện nay, vẫn cịn khơng ít các doanh nghiệp quan niệm, văn hoá kinh doanh chỉ đơn thuần dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài như: Tổ chức ăn mặc đồng phục, tặng quà nhân ngày sinh nhật của người lao động, cửa hàng và các đại lý khang trang... mà chưa ý thức đến văn hoá kinh doanh nó địi hỏi và bao hàm nhiều yếu tố doanh nghiệp phải thực hiện trong sản xuất, kinh doanh.

Nội dung 1: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng được triết lý kinh doanh phù hợp, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thủy tinh cơng nghiệp muốn xây dựng cho mình được văn hố kinh doanh ngồi sự nỗ lực nội tại cũng địi hỏi mơi trường kinh doanh phải được đảm bảo với hệ thống pháp luật nhất quán, dân chủ, công khai, minh bạch, khả thi và những người thực thi phải nghiêm minh. Một nền văn hoá kinh doanh tiên tiến là điều kiện tiên quyết để chúng ta xây dựng thành công cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp, hạt nhân của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Từ đó, các doanh nghiệp mới có thể phát huy được vai trị của mình đóng góp quan trọng vào quốc sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước CNH, HĐH, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.

- Môi trường kinh doanh sôi động với những cạnh tranh gay gắt ln địi hỏi cần có sự dẫn thân, mạo hiểm, sáng tạo để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Vũ Tuấn Anh - K5 74 Khoa Kinh tế và Quản lý

Các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thủy tinh công nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến lịng tự tin, chữ tín, và tính liên kết, tính cộng đồng trong kinh doanh.

- Thực tế hiện nay, tính cộng đồng và lịng tự tin của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thủy tinh công nghiệp vẫn luôn được đánh giá là một trong những mặt yếu còn tồn tại chưa được khắc phục “kiểu mạnh ai người nấy lo”, điều đó ảnh hưởng đến tính bền vững của các doanh nghiệp gốm sứ - thuỷ tinh công nghiệp khi tham gia hội nhập quốc tế. Vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh phải có sự liên kết, hỗ trợ trong sản xuất cũng như là kinh doanh, chủ động nghiên cứu thị trường, xác định những lĩnh vực, ngành hàng, mặt hàng mình có thế mạnh hoặc có điều kiện thuận lợi để phát triển, trên cơ sở đó, chủ động điều chỉnh và thu hút các nguồn lực tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu một cách có hiệu quả, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một số doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh nhiều khi chỉ nhìn trong ngắn hạn, đầu tư là muốn có kết quả ngay, không nghiên cứu khách hàng mục tiêu cũng như không theo dõi diễn biến thị trường và khả năng của doanh nghiệp, mang tâm lý kinh doanh kiểu “sơ khai”, tức là chỉ cần nghĩ đến việc làm sản phẩm tốt là được “hữu xạ tự nhiên hương”, điều đó sẽ khơng cịn xẩy ra trong cơ chế này nữa, vì vậy, doanh nghiệp muốn phát triển thì khơng thể khơng đầu tư và phải biết đầu tư hiệu quả cho việc nghiên cứu môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phải xây dựng được triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, vì đó chính là khẩu hiệu, mục tiêu để doanh nghiệp hướng tới. Nghĩa là phải xây dựng được lý tưởng, phương châm hành động, hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh, nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Phải xây dựng được triết lý kinh doanh vì nó là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của nó. Ngồi ra, triết lý kinh doanh cịn là cơng cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp sản xuất Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp Việt Nam, và cuối cùng nó là một phương tiện để giáo dục phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp

Vũ Tuấn Anh - K5 75 Khoa Kinh tế và Quản lý

sản xuất Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp Việt Nam (đó chính là khẩu hiệu, mục tiêu để doanh nghiệp hướng tới). Đây sẽ là một khâu rất quan trọng trên con đường đưa thương hiệu của ngành Gốm sứ – Thuỷ tinh cơng nghiệp lên một tầm cao mới.

- Hình thức thể hiện của triết lý kinh doanh cũng rất khác nhau đối với từng doanh nghiệp sản xuất Gốm sứ - Thủy tinh cơng nghiệp Việt Nam. Đó có thể là một văn bản được in ra thành một cuốn sách nhỏ hoặc dưới dạng một câu khẩu hiệu hay một bài hát. triết lý kinh doanh cũng có thể khơng thể hiện bằng các dạng vật chất mà tồn tại ở những giá trị niềm tin định hướng cho quá trình kinh doanh. Và dù dưới hình thức nào thì triết lý kinh doanh cũng ln trở thành ý thức thường trực trong mỗi doanh nghiệp kinh doanh, chỉ đạo những hành vi của doanh nghiệp.

Khi thành lập công ty là phải bắt đầu xây dựng văn hố cơng ty. Nhưng văn hoá là sự hun đúc qua nhiều thế hệ mới hình thành nên bản sắc riêng, nên phải có thời gian và đảm bảo sự xuyên suốt với các lý tưởng, mục đích cao đẹp. Như văn hố của Cơng ty CP Điện Quang, chỉ gói gọn: “sáng tạo, rộng

lượng và có trách nhiệm”. Sáng tạo để luôn nghĩ mới, làm mới hơn, tạo ra điều tốt hơn ngay trong công việc đang làm. Rộng lượng để sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đàn em, đồng nghiệp và thể hiện trong đời sống hằng ngày.

trách nhiệmđể mỗi người khi đã nhận việc thì sẽ làm đến nơi đến chốn. Văn hố cơng ty có bản sắc riêng sẽ giúp nhà doanh nghiệp tập hợp được sức sáng tạo của người lao động, giúp công ty vượt qua tất cả các trở ngại của cạnh tranh.

Triết lý kinh doanh cịn là Thơng điệp hành động kinh doanh của doanh nghiệp, về tinh thần học tập và quan điểm hành động của các nhà quản lý doanh nghiệp.

+ Lấy việc đào tạo nguồn nhân lực làm cơ sở cho việc phát triển nguồn lực của doanh nghiệp, kết hợp giữa kinh nghiệm nghềnghiệp với lý thuyết để nâng cao tay nghề cho người lao động

+ Coi lợi ích của khách hàng là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, buộc CBCNV của doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cơng việc của mình.

Vũ Tuấn Anh - K5 76 Khoa Kinh tế và Quản lý

Nội dung 2: Xây dựng được chiến lược chất lượng phù hợp với NTD, sản phẩm phải gắn với NTD, để họ cảm thấy khơng thể thiếu nó.

Đối với khách hàng, doanh nghiệp gốm sứ - thủy tinh công nghiệp cần phải ý thức được rằng, chỉ cần một sai sót nhỏ trong sản phẩm và cách giao tiếp giữa nhân viên với khách hàng chính là tự làm giảm sút uy tín, thiếu tơn trọng khách hàng và sẽ dễ dàng bị người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm. Chữ tín trong văn hoá kinh doanh là doanh nhân, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến cùng về sản phẩm của mình đối với khách hàng. Ngồi ra, nó cịn được biểu hiện trong cách tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng... Khi thực hiện các công đoạn này địi hỏi phải tơn trọng sự thật chất lượng và công dụng giá trị sản phẩm, khơng được cường điệu hố sản phẩm, tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng.

Đồng thời, văn hố kinh doanh cũng có nghĩa là phải giữ chữ tín với các thành viên trong công ty, không lừa dối các thành viên, các cổ đơng, lợi ích của các thành viên phải được tính đến trong mọi hoạt động kinh doanh. Không kéo các thành viên vào con đường làm ăn phi pháp, không chiếm dụng và quỵt vốn, quỵt nợ của đối tác, đẩy đối tác đến khó khăn.

Vì vậy, văn hố kinh doanh khơng chỉ dừng lại ở những mặt bề nổi như: Trang phục đẹp, cửa hàng khang trang, chăm sóc khách hàng tốt... mà nó cịn địi hỏi sự tơn trọng thực thi đúng pháp luật, không trốn thuế, không kinh doanh các mặt hàng không được phép. Thật đáng buồn là hiện nay vẫn cịn khơng ít những doanh nhân thẳng thắn bộc lộ, "bn bán thật thà thì chỉ có ăn cám...", vì thế họ tìm mọi cách trốn lậu, phi pháp, lách luật để làm ăn. Lối làm ăn theo kiểu chụp giật này chắc chắn sẽ không thể tồn tại bền lâu được. Với một nền kinh tế hội nhập, văn hoá trong kinh doanh là điều cực kỳ quan trọng, nếu khơng có văn hố thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ khơng có được sự phát triển bền vững.

Việc xây dựng và định hình văn hố cho các doanh nghiệp gốm sứ - thủy tinh công nghiệp là một cơng việc hồn tồn khơng đơn giản. Bởi, nó khơng phải được liệt kê bằng những việc làm cần phải làm mà chính là biểu hiện cụ thể của một doanh nghiệp gốm sứ - thủy tinh cơng nghiệp, ở đó từ lãnh đạo

Vũ Tuấn Anh - K5 77 Khoa Kinh tế và Quản lý

doanh nghiệp đến người lao động đều có chung niềm tự hào, đó là được làm việc với cái tên doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm gốm sứ - thủy tinh mà họ đã đồng lịng tạo dựng lên, có đóng góp sức lực của mình vào cho xã hội. Vì vậy, văn hố kinh doanh trước hết là ý thức trách nhiệm. Doanh nghiệp gốm sứ - thủy tinh cơng nghiệp phải có trách nhiệm tạo ra những sản phẩm gốm sứ - thủy tinh tốt, hình ảnh đẹp, tạo cho người lao động có thái độ nghiêm túc, ý thức với cơng việc, đưa lợi ích của cộng đồng vào kinh doanh.

- Đó là việc đa dạng hóa các ngành hàng sản xuất và sản phẩm, tránh phụ thuộc quá mức vào một vài sản phẩm để có khả năng điều chỉnh linh hoạt khi thị trường có biến động, sản phẩm làm ra phải phù hợp với người tiêu dùng, nhưng vẫn mang nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Như vậy, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất sao cho khi gắn các loại sản phẩm khác nhau, người tiêu dùng vẫn có thể nhận biết được đâu là sản phẩm của doanh nghiệp.

Vấn đề đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh từ việc phát triển nhóm sản phẩm nguyên liệu cho sản xuất, tức là tạo điều kiện phát triển cho một số doanh nghiệp nòng cốt, trụ cột của Ngành trong lĩnh vực khai thác và chế biến nguyên vật liệu, nhằm tạo bước nhẩy vọt ngay từ khâu cung cấp nguyên liệu, để có được nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước và xuất khẩu. Nhờ có thành phần nguyên liệu tốt, từng bước có điều kiện phát triển mạnh sản xuất sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu, từng bước đưa lĩnh vực này trở thành ngành mũi nhọn. Với phương pháp đa dạng hóa sản phẩm theo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)