Về trình độ cơng nghệ:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 42 - 44)

kinh doanh của ngành sản xuất gốm sứ thủy tinh công nghiệp Việt Nam

2.2.2. Về trình độ cơng nghệ:

Vũ Tuấn Anh - K5 35 Khoa Kinh tế và Quản lý

* Sản phẩm chiếu sáng:

Tính đến quý 4/2005, cả nước có 18 dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang, với tổng cơng suất khoảng 150 triệu bóng/năm, được phân bỏ như sau:

- Cơng ty CP Bóng đèn Điện Quang: 7 dây chuyền

- Cơng ty CP Bóng đèn – Phích nước Rạng Đơng: 3 dây chuyền - Liên doanh Đông á: 3 dây chuyền

- Công ty Đại Quang: 1 dây chuyền

- Công ty Xây dựng Sông Hồng: 2 dây chuyền - Công ty Thủy tinh Phả Lại: 2 dây chuyền

Trong đó, đạt trình độ kỹ thuật hiện đại có 4 dây chuyền, với cơng suất khoảng 100 triệu sp/năm; trung bình tiên tiến có khoảng 07 dây chuyền, với cơng suất 40 triệu bóng/năm; 05 dây chuyền có trình độ lạc hậu, với cơng suất 20 triệu sản phẩm/năm. Nói chung, trình độ cơng nghệ nhóm sản phẩm chiếu sáng của nước ta thấp so với các nước trong khu vực (Thái lan, Hàn Quốc, Trung Quốc)

* Sản phẩm thủy tinh:

Các nhà máy quốc doanh được trang bị máy móc kỹ thuật khá, mức tiêu hao nhiên liệu khi nấu thấp. Các lò nấu là loại thu hối nhiệt gián đoạn, được bảo ôn khá, và được trang bị một vài phương tiện kiểm sốt hoạt động của lị. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế là các lị này hầu như đều chưa có đũa khuấy, thổi bọt. Các nhà máy ngồi quốc doanh thì kém hơn nhiều, đa số các lị có cơng suất khoảng 2 tấn/ngày, một số lị nấu dạng day tank, vì vậy tiêu hao nhiều nhiên liệu, trên 600 kg FO/tấn thủy tinh lỏng. Cáclị NQD có nhiều lị bể đốt FO hoặc khí thiên nhiên, nhưng không thu hồi nhiệt, đốt trực tiếp với FO không sấy hoặc sấy không quá 1000C, các lị khơng được bảo ơn, khơng có đập, khơng có máy đo nhiệt độ bằng bức xạ để kiểm soát nhiệt độ của bề mặt thủy tinh lỏng. Một số khá nhiều vẫn còn là lò nồi và tạo hình bằng thủ cơng. Vì vậy, chi phí lớn nhiên liệu, làm cho giá thành cao, khó cạnh tranh.

* Nhóm sản phẩm gốm sứ:

- Trình độ cơng nghệ và máy móc thiết bị để sản xuất gốm sứ gia dụng và mỹ nghệ cịn rất lạc hậu, thủ cơng và chậm phát triển, đặc biệt là tại các

Vũ Tuấn Anh - K5 36 Khoa Kinh tế và Quản lý

làng nghề, do đầu tư cịn hạn chế, vì vậy năng suất lao động của nhóm sản phẩm này không được cao, lạc hậu hơn so với các nước trong khu vực khoảng 25 năm và so với thế giới khoảng 35 năm. Về sứ điện, cũng phát triển chậm hơn với thế giới khoảng 15 năm.

- Các cơ sở gốm sứ ngoài quốc doanh, nhất là một số cơ sở ở phía Nam đã chịu khó đầu tư, đưa máy móc thiết bị hiện đại vào một số vị trí, do vậy đã có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các cơ sở còn lại gồm các hộ cá thể, các cơ sở sản xuất nhỏ vẫn ở trong tình trạng thiết bị cịn lạc hậu, sản xuất mang tính thủ cơng truyền thống. Các cơ sở quốc doanh TW đầu tư cònchưa đồng bộ, phát huy hiệu quả chậm. Các cơ sở quốc doanh địa phương đầu tư có hiệu quả hơn, nhưng so với khu vực và thế giới, ngành gốm sứ công nghiệp cần phải cố gắng nhiều.

* Nhóm sản phẩm NVL:

Nhìn chung, máy móc thiết bị của nhóm được đánh giá là ở vào loại trung bình khá. Tuy nhiên, do không có đầu tư cho sản phẩm nên các sản phẩm của ngành vẫn chỉ là các loại nguyên liệu, vật liệu truyền thống như tràng thạch, cao lanh, đất sét… chứ không phải là các loại bán thành phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 42 - 44)