Tiếp thị và giới thiệu sản phẩm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 58 - 60)

kinh doanh của ngành sản xuất gốm sứ thủy tinh công nghiệp Việt Nam

2.5.1. Tiếp thị và giới thiệu sản phẩm:

Các sản phẩm của Ngành Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp không phải là những sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống con người, nên ít được hưởng các ưu đãi từ phía Nhà nước. Cho đến nay, một số sản phẩm trong số đó như các sản phẩm chiếu sáng, phích nước, gốm sứ mỹ nghệ… cũng đã được các doanh nghiệp thực hiện khá tốt việc xúc tiến thương mại, kể cả ở thị trường ngồi nước. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là các hoạt động đơn lẻ, tự phát.

Mặc dù tính đa dạng trong nhóm sản phẩm thuộc Ngành là khá cao, nhiều sản phẩm chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước, thậm trí ít bị cạnh tranh bởi các sản phẩm nhập khẩu cùng loại, nên khó tìm được tiếng nói chung cho tiếp thị sản phẩm. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là khơng cần đến các hình thức tiếp thị, mà trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cũng ngành hàng. Sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng là điển hình cần đến sự hỗ trợ hợp tác của các tổ chức xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu. Sự hỗ trợ đó được thực hiện trong từng giai đoạn của cả một chu trình sản xuất, từ việc tạo dáng sản phẩm, chào hàng, đến sản xuất lơ lớn và xuất khẩu hàng hóa. Ví dụ như để vươn ra thị trường thế giới như ngày hôm nay, đối với người dân Bát Tràng quả không phải là điều đơn giản. Nhiều gam go, gian khổ, thất bại là điều không tránh khỏi, nhưng họ đã biết liên kết, điều mà không phải ở bất cứ làng nghề truyền thống nào của Việt Nam bây giờ cũng

Vũ Tuấn Anh - K5 51 Khoa Kinh tế và Quản lý

làm được cả. Đây là một vận hội rất lớn cho DN và dân làng nghề gốm cổ Bát Tràng.

Bát Tràng đã rất nổi tiếng trên thị trường thế giới, nhưng để vươn rộng ra thị trường thế giới thì nếu cứ đi từng bước một thì chắc khơng ăn thua trong khi hội nhập đang đến rất gần. Liên kết để ra mắt thương hiệu chung sẽ giúp Bát Tràng rút ngắn hơn con đường quảng bá sản phẩm ra thị trường thế giới. Giai đoạn đầu, để tìm bạn hàng và tạo dựng lòng tin, Bát Tràng đã phải trải bao công sức, gian truân. Làng nghề này dự định trong những năm tới sẽ tham gia các hội chợ quốc tế, tung các sản phẩm mang thương hiệu Bát Tràng tới các điểm bán lẻ cao cấp và triển khai những sản phẩm du lịch làng nghề Bát Tràng tới các nhà tổ chức du lịch trong và ngoài nước.

Rõ ràng là, với hoạt động đơn lẻ của từng cơ sở sản xuất, thì hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại sẽ khơng cao, thậm trí nhiều cơ sở sẽ khơng đủ khả năng để thực hiện.

Hiện tại khâu tạo dáng sản phẩm đang được các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện, cách làm này có ưu điểm là phát huy được tính sáng tạo, độc đáo trong các sản phẩm mỹ nghệ. Tuy nhiên, việc sáng tạo mẫu mã hầu hết được thực hiện tự phát, không trên cơ sở nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường, nên đa phần các mẫu mã tạo ra chỉ được sản xuất với lơ nhỏ. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất còn gặp hạn chế rất lớn trong khâu tiếp theo là chào hàng. Bởi lẽ, mỗi doanh nghiệp đơn lẻ khơng đủ khả năng mang hàng mẫu của mình đi chào ở những trung tâm buôn bán lớn (triển lãm, hội chợ, trung tâm thương mại…) đặc biệt là ở các thị trường nước ngoài, mà hầu như chỉ đang ngồi tại chỗ, chờ dịp may nào đó, có khách hàng biết đến sản phẩm của mình.

ở Quảng Ninh, Bát Tràng, Đồng Nai, Bình Dương… nhiều chủ cơ sở sản xuất đã xây dựng các gian hàng lớn, các website để bày bán mẫu sản phẩm của mình, nhưng số doanh nghiệp có khả năng tham dự các hội chợ nước ngồi cịn rất ít. Vì vậy, đầu mối cho các doanh nghiệp, làng nghề là các Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu ngành nghề theo khu vực. Các trung tâm này là các đầu mối sáng tạo mẫu mã, giới thiệu sản phẩm của Ngành với thị trường nước ngồi. Do vậy, để có thể cạnh tranh và hội nhập, các doanh nghiệp, làng nghề cần phải xây dựng cơ sở vật chất cho chương trình xuất khẩu và đào tạo

Vũ Tuấn Anh - K5 52 Khoa Kinh tế và Quản lý

đội ngũ bán hàng có tính chun nghiệp ở các thị trương nước ngoài khi điều kiện cho phép.

Ngồi cơng tác xúc tiến thương mại, khâu xuất khẩu cũng đã được sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước thông qua việc miễn thuế xuất khẩu và hoàn thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên cách thức hoàn thuế được thực hiện một cách nghiêm ngặt và bài bản để tránh tình trạng gian lận thương mại, vừa để những ưu đãi đó, trực tiếp các nhà sản xuất được hưởng mà không rơi vào tay các nhà thương mại. Ngoài ra, đối với thị trường trong nước, một mặt, doanh nghiệp, làng nghề cần nỗ lực vươn lên để nâng cao khả năng cạnh tranh, mặt khác, cũng cần phải sự hỗ trợ của Nhà nước bằng cách kiểm soát chặt khối lượng hàng gốm sứ gia dụng được nhập khẩu từ Trung Quốc, để các doanh nghiệp có điều kiện từng bước vươn lên.

Đối với nhóm thủy tinh chiếu sáng, trước mắt là đã thay thế được hàng nhập khẩu và đã từng bước vươn lên đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, nhằm gia tăng lợi nhuận đem lại vị thế dẫn đầu thị phần sản phẩm bóng đèn và thiết bị chiếu sáng. Không ngừng nghiên cứu phát triển ứng dụng các thành tựu công nghệ mới nhất để cho ra đời các sản phẩm mới, cao cấp với nhiều tính năng vượt trội để tận thu, khai thác nhiều phân khúc của thị trường nội địa và xuất khẩu với các chỉ tiêu về thị phần, thị trường mục tiêu, doanh thu... Đó là thành công của Công ty CP Bóng đèn Điện Quang.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 58 - 60)