3 Tổ chức sự kiện gây thiện cảm, lòng tin của NTD đến DN
3.2.3. Giải pháp 3: Đầu tư nhằm giảm thiể uô nhiễm môi trường cho người lao động trong ngành sản xuất sảnphẩm Gốm sứ Thủy tinh
công nghiệp Việt Nam.
3.2.3.1.Mục tiêu của giải pháp:
- Nhằm phát triển ngành Gốm sứ – thủy tinh công nghiệp về quy mô, về số lượng, về chủng loại có chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đủ sức cạnh tranh với thị trường trong khu vực và thế giới, từ nay đến năm 2010, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chú trọng đầu tư thích đáng về cơng nghệ và thiết bị tiên tiến, đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, nhằm tạo ra sản phẩm vừa có chất lượng cao hơn, vừa có tính thẩm mỹ cao, hấp dẫn người tiêu dùng nhiều hơn.
- Tăng cường tiềm lực cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ bảo vệ ô nhiễm môi trường cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp. Phương pháp bảo vệ an toàn cho người lao độngphục vụ thiết thực cho việc sản xuất sản phẩm.
- Giúp cho người lao động trong ngành sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng đảm bảo sức khỏe khi làm việc trong môi
Vũ Tuấn Anh - K5 94 Khoa Kinh tế và Quản lý
trường sản xuất, được trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm về môi trường. Người lao động được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ, giải pháp phòng hộ cho người lao động và giảm thiểu ô nhiễm cho xã hội.
- Chuyên môn hóa trong sản xuất gốm sứ – thuỷ tinh, tổ chức tuyên truyền, tập huấn về sản xuất sạch hơn cho đội ngũ cán bộ quản lý tất cả các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp. Trên cơ sở chiến lược sản xuất sạch hơn của Ngành, từng doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp mình. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp, tiến tới tập huấn nghiệp vụ, tuyên truyền cho cả các làng nghề sản xuất gốm sứ – thủy tinh, giúp doanh nghiệp và người lao động hiểu và có ý thức bảo vệ mơi trường trong sản xuất.
- Giải pháp phải mang tính đồng bộ và lâu dài. 3.2.3.2. Căn cứ để đề xuất giải pháp.
- Quy định của Nhà nước về vấn nạn ơ nhiễm mơi trường nói chung cho các doanh nghiệp sản xuất và tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở tư nhân hiện đang sản xuất – kinh doanh sản phẩm gốm sứ – thủy tinh trong tiến trình CNH, HĐH đất nước và chiến lược của Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2025 về việc giảm thiểu ơ nhiễm cho người lao động trong môi trường sản xuất, đảm bảo cho người lao động có đủ an tồn, quyền lợi khi lao động tại môi trường độc hại, ô nhiễm… ngay tại thời điểm hiện nay được trang bị đầy đủ phương tiện, bảo hộ lao động và thực hiện đầy đủ các quyền, phúc lợi.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh gốm sứ thủy tinh là lĩnh vực gây ra ô nhiễm môi trường ở nhiều mức độ khác nhau, kể từ giai đoạn khai thác, chế biến nguyên liệu đến sản xuất sản phẩm đó. Do vậy, các doanh nghiệp cần kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau để chủ động đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm góp phần giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường do hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra.
Vũ Tuấn Anh - K5 95 Khoa Kinh tế và Quản lý
- Do tính chất của ngành sản xuất gốm sứ – thuỷ tinh công nghiệp và lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, nhận thức về vấn đề mơi trường nói chung là chưa tốt, dẫn đến ngay cả bản thân người lao động trực tiếp nhiều khi cũng không hiểu rõ mức độ nguy hại khi tham gia sản xuất mà không được trang bị đầy đủ kiến thức, bảo hộ lao động cần thiết.
- Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều có vấn đề về mơi trường, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường do nhà nước quy định. Các cơ sở sản xuất gốm sứ – thủy tinh cơng nghiệp của Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, nhiều cơ sở tư nhân cịn rất lạc hậu, quản lý mơi trường trong ngành còn yếu kém.
- Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp cần tham gia và cử đại diện tham gia tổ chức “Hiệp hội nghiên cứu và phát triển công nghệ Gốm sứ - Thủy tinh” của thế giới để có nguồn tài liệu về khoa học cơng nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển của Ngành và doanh nghiệp.
3.2.3.3. Xây dựng nội dung của giải pháp:
Nội dung 1: Đầu tư trang thiết bị, bảo hộ lao động và nơi làm việc của công nhân đạt tiêu chuẩn tối thiểu của nghề.
- Câu hỏi đặt ra cho mỗi một doanh nghiệp hay mỗi một nhà máy, làng nghề là làm thế nào để hạn chế thấp nhất những rủi ro môi trường làm tổn hại đến con người mà thường đi kèm theo những thiệt hại đáng kể về kinh tế. Việc trang bị thiết bị, bảo hộ lao động, đảm bảo môi trường làm việc cũng như những kiến thức cơ bản về an tồn mơi trường lao động là một trong những giải pháp quan trọngnhằm khắc phục hiện tượng trên.
- Như ở phần 2.6 có nói, tỷ lệ nguời lao động bị mắc các bệnh nghề nghiệp rất cao do làm việc trong môi trường độc hại. Trong tổng số 25 bệnh nghề nghiệp, trong đó Bộ Cơng thương có 10 bệnh được Nhà nước bảo hiểm mà nguời lao động mắc phái có nhiều nguyên nhân trong đó phần lớn do nguời lao động không được sử dụng, hoặc sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) không đảm bảo chất lượng.
Vũ Tuấn Anh - K5 96 Khoa Kinh tế và Quản lý
- Thực tế cho thấy tại các làng nghề, cơ sở sản xuất gốm sứ – thủy tinhtư nhân, nguời lao động cịn ít quan tâm đến những rủi ro có thể xảy ra trong lao động, đánh giá thấp hiệu quả bảo vệ của các PTBVCN cộng với sự thiếu hiểu biết về an toàn, và chưa quan tâm đúng mức đến sự an tồn cho chính mình khi làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nên họ chưa có nhu cầu về sử dụng các phương tiện an toàn, hoặc sử dụng một cách miễn cưỡng để đối phó với những qui định của cơ quan, pháp luật... do đó nhiều nguời đã chọn sản phẩm kém chất lượng, không phù hợp với tính chất bảo vệ, còn dễ dãi, tùy tiện, tham rẻ mua PTBVCN không đạt tiêu chuẩn, mua hàng nhái, hàng giả, sử dụng chiếu lệ, không đúng qui cách... Việc không sử dụng hoặc sử dụng các PTBVCN kém chất lượng, sử dụng không hợp lý sẽ mang lại hậu quả rất nguy hiểm.
- Đối với nguời sử dụng lao động cũng chưa quan tâm đúng mức đến công tác BHLĐ. Mặc dù Bộ luật Lao động qui định: ''Nguời sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ các PTBHLĐ, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động...'' Nhưng hiện tượng phổ biến trong trang cấp PTBVCN là trang bị chưa đủ về chủng loại, chưa đúng với công dụng, không đạt tiêu chuẩn đối với ngành nghề đang làm, không thay thế kịp thời khi bị hư hỏng. Quần áo bảo hộ lao động cịn mang tính chất đồng phục hơn là tính chất bảo hộ lao động. Nội dung huấn luyện về công dụng, cách dùng, bảo quản... của PTBVCN cho cơng nhân cịn bị người sử dụng lao động xem nhẹ, coi như việc mua sắm cấp phát cho công nhân là xong trách nhiệm. ở các làng nghề, cơ sở tư nhân có tới hơn 40% cơ sở không trang bị đủ PTBVCN cho nguời lao động. Nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra trong các doanh nghiệp, cơ sở tư sản xuất tư nhân tại các làng nghề chủ yếu là do lỗi của nguời lao động, nguời sử dụng lao động vi phạm những qui định của BHLĐ, đặc biệt là không sử dụng PTBVCN.
- Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp, các làng nghề hiện nay là cần tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức cho người lao động về tầm quan
Vũ Tuấn Anh - K5 97 Khoa Kinh tế và Quản lý
trọng của các PTBVCN và việc dùng nó để bảo vệ sức khoẻ, phòng tránh bệnh nghề nghiệp, để họ tự giác sử dụng chọn đúng chủng loại phương tiện bảo vệ, sử dụng thường xuyên, đúng mục đích. Các doanh nghiệp, làng nghề cần có một cơ chế chính sách hợp lý tạo điều kiện đề người lao động được trang bị, sử dụng phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ, như vậy mới nâng cao chất luợng sản phẩm, mở rộng sản xuất tiến tới xuất khẩu. Đặc biệt tăng cường khâu kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm nhưng cơ sở sản xuất, kinh doanh khơng đảm bảo an tồn, khơng đạt tiêu chuẩn chất lượng về bảo hộ lao động cho người lao động
- Đề nghị Bộ và Ngành cần có chính sách thích hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các làng nghề trong tiến trình thực hiện chiến lược giải pháp, như hỗ trợ về vốn cho việc nghiên cứu các giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường làm việc, đổi mới, hiện đại hóa các trang thiết bị trong ngành, để người lao động làm việc tăng năng suất hơn, hiệu quả công việc cao hơn, giẩm mức độ ô nhiễm môi trường hơn. Có thể hỗ trợ vốn cho việc triển khai các dự án thử nghiệm, các giải pháp sản xuất trong mơi trường ít ơ nhiễm trên trước khi áp dụng rộng rãi vào thực tế.
Nội dung 2: Thực thi đầy đủ các chế độ bảo hộ, bảo hiểm, lương, thưởng và chế độ phúc lợi, tạo sự công bằng cho người công nhân làm việc nơi độc hại.
- Hàng năm, ngành sản xuất Gốm sứ – thủy tinh công nghiệp kết hợp với Trung tâm Y tế môi trường lao động công nghiệp – Bộ Công thương tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong Ngành phải được khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Từ đó, đề nghị và tư vấn cho các doanh nghiệp bố trí sắp xếp lại lao động cho phù hợp.
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động ở các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp tại các cơ sở quốc doanh trên 1 triệu đồng/người/tháng, tại các làng nghề và các cơ sở sản xuất tư nhânchỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng/người/tháng, trong đó dưới 1 triệu đồng chiếm gần một nửa tổng số lao động, dưới 800 nghìn đồng người/tháng chiếm 14,7%, thậm
Vũ Tuấn Anh - K5 98 Khoa Kinh tế và Quản lý
chí cịn có một bộ phận khơng nhỏ có thu nhập bình qn 1 tháng dưới 600 nghìn đồng người/tháng.
Thu nhập khơng cao, nhưng số giờ làm việc trong một tuần lại khá cao. Gần một nửa số lao động làm việc trên 8 giờ/ngày; gần hai phần ba số lao động làm 6 ngày/tuần, một phần tư số lao động làm suốt cả tuần khơng nghỉ. Mức khốn lại khá cao, nên lao động buộc phải làm thêm mới bảo đảm được mức lương. Đã vậy, chi phí cho ăn, ở lại rất cao, thu nhập thấp, giờ giấc làm việc căng thẳng, đã làm cho một bộ phận người lao động bức xúc, nếu chỉ cần một sự đối xử khơng tốt của chủ, thì rất dễ manh động và xảy ra đình cơng. Hậu quả là người lao động gặp khó khăn về cơng ăn việc làm, còn các chủ sử dụng lao động cũng bị thiệt thòi. Cách giải quyết khơn ngoan là trung hịa lợi ích, tức là một mặt chủ sử dụng lao động cần mở rộng khoảng cách các bậc lương, hạ mức khoán, bảo đảm chế độ làm việc về số giờ và số ngày theo quy định, tự tôn vinh thương hiệu doanh nghiệp, mặt khác, người lao động coi doanh nghiệp là chỗ làm ăn lâu dài, nâng cao tay nghề. Nhà nước cần có chế độ chính sách hợp lý và kiểm tra chặt chẽ; các tổ chức xã hội, nhất là Cơng đồn cần có tổ chức rộng rãi ở doanh nghiệp để vừa đấu tranh với chủ doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ và vận động người lao động không manh động...
- Phát triển hệ thống y tế và phúc lợi xã hội, đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngành Gốm sứ – thủy tinh công nghiệp, các doanh nghiệp, các cấp chính quyền địa phương cần có kế hoạch và chính sách ưu tiên đầu tư thích đáng cho việc xây dựng và tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế, khám chữa bệnh để phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động, nhất là khi sức khỏe của người lao động ngày càng bị ảnh hưởng do tác động của việc ô nhiễm môi trường, các bệnh nghề nghiệp ngày càng phát triển.
- Tại các làng nghề, hầu hết các cơ sở sản xuất đều chỉ giao kết hợp đồng lao động với người lao động bằng miệng chứ không ký kết bằng văn bản.
Vũ Tuấn Anh - K5 99 Khoa Kinh tế và Quản lý
Người sử dụng lao động chủ yếu đi lên từ nghề cha truyền con nối, khơng được đào tạo bài bản, trình độ văn hố thấp vì vậy sự hiểu biết để thực thi pháp luật lao động là rất hạn chế. Người lao động thì chỉ quan tâm đến tiền cơng hàng tháng họ nhận được mà không quan tâm đến các vấn đề khác. Vấn đề đặt ra cho các cơ sở tư nhân tại các làng nghề hiện nay là phải ký hợp đồng lao động cho người lao động, người lao động phải có những quyền lợi mà họ sẽ được hưởng nếu họ ký kết hợp đồng lao động
Nếu họ ký hợp đồng lao động họ sẽ có việc làm ổn định. Người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng lao động. Ký hợp đồng lao động, người lao động sẽ được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, họ sẽ được hưởng các chế độ như: Trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản (đối với lao động nữ), trợ cấp khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ hưu trí.
Nội dung 3: Kiểm sốt và thường xuyên đánh giá tiêu chuẩn để có những giải pháp tiếp tục nhằm đảm bảo môi trường làm việc sạch, đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng nhân có sức khỏe, năng suất lao động cao.
Đây là nội dung quan trọng và là điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu.
- Lãnh đạo Ngành nên chỉ đạo thành lập một Hội đồng Bảo hộ lao động do chính người đứng đầu Ngành trực tiếp làm Chủ tịch, nhằm chỉ đạo sâu sát với thực tế, tại tất cả các doanh nghiệp, làng nghề, các cơ sở đều có các Ban An tồn lao động với một mạng lưới các An toàn vệ sinh viên (ATVSV) tại các doanh nghiệp, làng nghề, các cơ sở được lựa chọn từ những cơng nhân có tay nghề vững, ý thức tổ chức kỉ luật cao. Mạng lưới này có Quy chế hoạt động cụ thể quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng ATVSV, đồng thời mỗi thành viên đều được hưởng một khoản phụ cấp trách nhiệm. Với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, giúp những người lao động trong Ngành hiểu rõ hơn tác hại của mơi trường có thể gây ra đối với bản thân người lao động, giúp họ
Vũ Tuấn Anh - K5 100 Khoa Kinh tế và Quản lý
đề phòng và tránh được như những tai nạn đáng tiếc có thể xẩy ra khi tham gia lao động.
- Yêu cầu các cơ sở sản xuất là tại các phân xưởng, nơi sản xuất của doanh nghiệp nên có những khẩu hiệu lớn: Sản xuất phải an toàn – An toàn để sản xuất. Quy trình sản xuất, máy móc, thiết bị được sắp đặt, bố trí theo sơ đồ và có những bản quy định hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo người thợ vận