Công tác hoạt động đầu tư:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 47 - 49)

kinh doanh của ngành sản xuất gốm sứ thủy tinh công nghiệp Việt Nam

2.2.4. Công tác hoạt động đầu tư:

* Sản phẩm chiếu sáng:

Việc đầu tư cho lĩnh vực sản phẩm chiếu sáng tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp quốc doanh TW (≈100%). Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngồi khơng đáng kể (≈0,04%), vì đầu tư cho lĩnh vực sản xuất sản phẩm chiếu sáng đòi hỏi vốn lớn. Do nhu cầu về thị trường bóng đèn tăng, đặc biệt là bóng đèn huỳnh quang compact (tiết kiệm điện) nên giá trị đầu tư cho các năm giai đoạn từ 2002 cho sản phẩm bóng đènhuỳnh quang compact đếnnay cũng tăng dần.

* Sản phẩm thủy tinh:

Đầu tư dàn trải, chưa theo quy hoạch cụ thể, đa phần đều tự phát từ các doanh nghiệp.

- Về chai, lọ: Cung vượt cầu, phải chuyển sang xuất khẩu; Về vỏ bóng đèn: Cung có vượt cầu khoảng 15 – 20%; Về pha lê: Do thị trường trong nước cịn nhỏ, nên Cơng ty Phalê Việt Tiệp có sản xuất ly thay thế cho phalê.

* Nhóm sản phẩm gốm sứ:

Trong những năm vừa qua, các cơ sở ngoài quốc doanh đã đầu tư nhiều hơn so với các cơ sở quốc doanh và tập trung chủ yếu vào nhóm gốm sứ mỹ nghệ và gốm sứ gia dụng. Ngoài ra, các cơ sở ngồi quốc doanh cịn đầu tư nhiều cho lĩnh vực sứ kỹ thuật khác, ngoài sứ điện.

- Đầu tư cho sản xuất gốm sứ mỹ nghệ là lợi nhuận cao hơn cả, kế đến là sứ kỹ thuật, sứ gia dụng cao cấp. Sứ gia dụng phổ thông do hàng nhập lậu vào nhiều, nên khơng có lợi nhuận cao, thậm trí một số doanh nghiệp cịn bị lỗ.

Vũ Tuấn Anh - K5 40 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Việc chọn đúng hướng đầu tư như mặt hàng sản xuất, lựa chọn trang thiết bị sử dụng và lựa chọn quy mô đầu tư đã mang lại hiệu quả cho một số doanh nghiệp như Công ty Sứ kỹ thuật Hồng Liên Sơn, Cơng ty Sứ Minh Long I và II, sản phẩm của họ đã có thị phần nhất định trong nước và xuất khẩu được ra một số nước. Các doanh nghiệp quốc doanh TW như Công ty CP Sứ Hải Dương, do không nắm vững thông tin, phương hướng đầu tư sai, đầu tư nhỏ lẻ, không đồng bộ ở một số khâu quan trọng, dẫn đến việc xây dựng kéo dài, khai thác chậm, hiệu quả kém trong nhiều năm. Trong những năm gần đây đã kịp thời thay đổi, dẫn đến hiệu quả kinh doanh đã phát triển đáng kể.

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp phía Nam đã mạnh dạn đầu tư và xây dựng được hướng đi vững chắc cho riêng mình. Các HTX, doanh nghiệp ngồi Bắc, nhất là các làng nghề thường dè dặt và thiếu mạnh dạn, nên việc mở rộng quy mô sản xuất, khôi phục các làng nghề gốm sứ truyền thống còn hạn chế.

Đánh giá chung, ngành gốm sứ cơng nghiệp ít được đầu tư, do vậy, phát triển không cao.

* Nhóm sản phẩm NVL:

Có thể nói, cơng tác đầu tư cho lĩnh vực khai thác chế biến NVL và chế tạo thiết bị máy móc phục vụ cho ngành sản xuất gốm sứ – thủy tinh của nước ta hiện nay là trung bình. Các doanh nghiệp sản xuất gốm, thủy tinh đang được đầu tư lớn cả về lượng và chất với công nghệ sản xuất tiên tiến, đòi hỏi thiết bị và NVL đầu vào phải đảm bảo chất lượng và độ ổn định cao, trong khi đó, việc đầu tư cho khai thác, chế biến NVL và chế tạo thiết bị máy móc cịn hạn chế, vẫn chưa thốt khỏi phương thức làm ăn nhỏ. Vì vậy, đã tạo nên sự mất cân đối giữa cung và cầu, dẫn đến phần lớn các loại NVL sử dụng để sản xuất sản phẩm gốm sứ và thủy tinh cao cấp, dùng để chế tạo men cho sản phẩm gốm sứ và hầu như tồn bộ các thiết bị máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh hiện nay, đều hoàn toàn phải nhập khẩu.

Vũ Tuấn Anh - K5 41 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Hiện nay, nước ta mới chỉ có vài dự án đầu tư cho lĩnh vực khai thác, chế biến NVL như: Dự án khai thác tràng thạch liên doanh giữa tỉnh Yên Bái với Tổng Công ty VIGLACERA với công suất khoảng trên 100.000 tấn/năm và cũng chỉ cung cấp đủ cho các nhà máy sản xuất gạch men ốp lát của Tổng công ty VIGLACERA; Dự án khai thác chế biến cao lanh tại Quảng Bình; Dự án sản xuất Frít tại Cơng ty CP sản xuất – kinh doanh Vật liệu gốm sứ Huế. Cần có nhiều cơ sở hoặc dự án đầu tư vào khâu chế biến các laọi NVL chất lượng cao, phù hợp để sản xuất các sản phẩm gốm sứ dân dụng, mỹ nghệ và kỹ thuật cao cấp, đồng thời phù hợp để sản xuất men cho các sản phẩm gốm sứ.

- Các dự án kể trên một phần có thể sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm gốm sứ, nhưng lại đều được tổ chức sản xuất bởi Tổng Công ty Thủy tinh và gốm sứ xây dựng và chủ yếu là phục vụ cho ngành xây dựng. Có được kết quả này là do các doanh nghiệp của ngành Xây dựng đã biết liên kết sản xuất và phát huy vai trò của DNNN. Đây có thể coi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công của các sản phẩm vật liệu xây dựng và là kinh nghiệm tốt cho các doanh nghiệp gốm sứ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)