Giải pháp 2: Đề xuất phương án xúc tiến, quảng bá và hoạt động PR cho sản phẩm Gốm sứ – Thủy tinh công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 90 - 99)

3 Xây dựng cộng đồng lao động

3.2.2. Giải pháp 2: Đề xuất phương án xúc tiến, quảng bá và hoạt động PR cho sản phẩm Gốm sứ – Thủy tinh công nghiệp Việt Nam.

động PR cho sản phẩm Gốm sứ Thủy tinh công nghiệp Việt Nam.

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp:

- Tạo ra được những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp, tăng doanh số bán hàng và sản phẩm hàng hóa có thương hiệu trên thị trường để thâm nhập thị trường quốc tế và đáp ứng được những yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp (trong sản xuất và kinh doanh), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, tăng cường độ tin cậy của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, đó là phương pháp để tập trung, huy động được toàn bộ nguồn tài nguyên sức mạnh của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu đề ra.

- Truyền đạt thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng, cũng như quảng bá giới thiệu doanh nghiệp đến khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất, ấn tượng nhất và uy tín nhất.

Vũ Tuấn Anh - K5 83 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Làm sống lại, phục hồi và phát huy các giá trị của sản phẩm thông qua các hoạt động quảng bá, PR của doanh nghiệp. Mục tiêu này đồng nghĩa với việc phát huy tinh thần sáng tạo, xây dựng chương trình quảng bá giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp ra cơng chúng. Việc xây dựng chương trình này là mấu chốt thành cơng của doanh nghiệp. Việc làm này còn như là một bộ máy vận hành trơi chảy và khơng ngừng được tối ưu hóa và đổi mới, chỉ có như vậy, thì doanh nghiệp mới có thể duy trì được lợi thế lâu dài trong cạnh tranh.

- Có kế hoạch phát triển sản phẩm trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, có như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả của chương trình quảng bá, PR giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng. Điều đó vừa góp phần làm tăng doanh số, vừa nhắc nhở cái tên của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.

3.2.2.2. Căn cứ để đề xuất giải pháp

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 và chiến lược phát triển của ngành Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp gốm sứ - thủy tinh cấp nhà nước do đơn vị chủ trì là Tổng Cơng ty Sành sứ - thủy tinh công nghiệp Việt Nam, đơn vị thực hiện là Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp - Bộ Công nghiệp thực hiện.

- Cần phải có mơ hình marketing mới đó là hoạt động quan hệ công chúng, PR ngày nay không đơn thuần chỉ là các hoạt động quan hệ báo chí, tổ chức các sự kiện. PR phải mang tính chiến lược là yếu tố xun suốt ln được đảm bảo, PR là một công cụ truyền thông mạnh mẽ mà khi nó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ đạt được những thành công lớn và giúp những doanh nghiệp lớn duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Đối với bất kỳ mơ hình doanh nghiệp nào, PR hiệu quả có thể đẩy nhanh kết quả bán hàng, đẩy mạnh thương hiệu và làm tăng nhận thức, tạo ra sự chia sẻ hiểu biết của công chúng đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trong mơi trường thơng tin có nhiều “nhiễu” hiện

Vũ Tuấn Anh - K5 84 Khoa Kinh tế và Quản lý

nay. Doanh nghiệp kịp thời đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng thông qua các hoạt động tuyên truyền, tài trợ, quảng bá thương hiệu, các phương tiện truyền thơng, giải trí, các hoạt động ngồi trời…

- Để giải pháp hoạt động có hiệu quả và phát huy tính tự chủ của doanh nghiệp, cần phải phân định rõ trách nhiệm và vai trò của các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá và hoạt động PR.

- Các doanh nghiệp trong ngành thiếu sự liên kết đồng bộ trong sản xuất và tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Phân loại các doanh nghiệp như doanh nghiệp nào có khả năng xuất khẩu, doanh nghiệp nào có khả năng tiêu thụ hàng hóa trong nước và những doanh nghiệp nào chỉ tiêu thụ sản phẩm ở địa phương, xây dựng mạng lưới mắt xích liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa địa phương.

- Qui mô của các doanh nghiệp trong ngành, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, liên kết giữa bộ phận tiếp thị với bộ phận kinh doanh còn yếu .

- Rất ít kênh thơng tin về các loại sản phẩm, dịch vụ của ngành. 3.2.2.3. Nội dung của giải pháp:

Nội dung 1: Hoạch định hoạt động quảng bá đưa thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng lâu dài

Ngành Gốm sứ - Thủy tinh cơng nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua. Song sự phát triển đó, được đánh giá là cịn manh mún và phân tán, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và chế biến nguyên liệu. ở một khía cạnh khác, cơ cấu sản phẩm của ngành cịn đơn điệu, hệ thống quản lý, kiểm định chất lượng chưa được thống nhất, các công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa được coi trọng nên đã ảnh hưởng chung đến chất lượng của Ngành. Để làm được điều này, trước tiên, doanh nghiệp phải có kế hoạch cho việc tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng theo nhiều phương pháp khác nhau, để người tiêu dùng biết và hiểu được những ưu điểm cũng như lợi thế của họ khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Có rất nhiều cách tiếp cận sản phẩm đến tay người tiêu dùng, ở nội

Vũ Tuấn Anh - K5 85 Khoa Kinh tế và Quản lý

dung giải pháp chỉ xin dừng lại theo các cách tiếp cận đơn giản và có hiệu quả cao nhất. Vì lẽ đó, việc hoạch định hoạt động quảng bá đưa thông tin về sản phẩm đến NTD lâu dài cần được đề cập ở những nội dung sau:

- Xây dựng logo cho doanh nghiệp, về mầu sắc, hình ảnh, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật, khoa học, tâm lý và sự may mắn trong logo. Logo của doanh nghiệp phải thể hiện được bản sắc và nét đặc trưng, truyền thống của doanh nghiệp. Ví dụ như logo của Cơng ty CP Sứ Hải Dương được xây dựng trên hình tượng con chim hạc là biểu trưng của Việt Nam. Lấy cảm hứng từ mầu xanh sâu thẳm của sông nước, đất trời làm mầu cơ bản và chủ đạo, thể hiện sự sống và khát vọng vươn lên của doanh nghiệp. Tồn bộ hình thức thể hiện trên logo tốt lên hình ảnh của doanh nghiệp với mong muốn ln đổi mới, tự hồn thiện mình, khơng qn những cái cũ nhưng cũng mang sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bên cạnh đó, logo khơng chỉ tốt lên sự gần gũi, biểu cảm, dễ nhớ, dễ nhận biết, phân biệt, tạo cho khách hàng cảm nhận được sự uy tín, lớn mạnh, tinh thần đồn kết trong doanh nghiệp.

- Xây dựng website quảng cáo và bán hàng trực tuyến được thực hiện nhờ vào các cửa hàng, các trang web giới thiệu sản phẩm, các hệ thống phân phối rộng rãi, khi đó các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với khách hàng một cách nhanh chóng, thúc đẩy doanh thu. Việc xây dựng web, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến đúng các đối tượng (đã được định vị) bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau như kỹ thuật giao tiếp cá nhân và phương tiện truyền thông kỹ thuật số tân tiến như blogs, gởi tin nhắn trực tiếp, điện thoại di động, email, trang tạp chí, sách báo trên mạng, các trang website đang làm gia tăng tốc độ, mục đích và tiện ích và các hoạt động xã hội khác của doanh nghiệp, thông báo cho họ biết thời gian nào thì doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường, khi nào thì có chương trình khuyến mại của doanh nghiệp… Đây là công cụ PR vơ cùng hiệu quả, nó sẽ đảm bảo tên tuổi của doanh nghiệp ln hiện diện trong trí nhớ của khách hàng hiện tại và tiềm

Vũ Tuấn Anh - K5 86 Khoa Kinh tế và Quản lý

năng. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn có thể quảng bá các dịch vụ của mình trong các thư gửi kiểu này, và hiệu quả của công việc này là rất lớn.

- Xúc tiến thương mại, chọn lựa những doanh nghiệp lớn, có khả năng cạnh tranh, có kim ngạch xuất khẩu cao để tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại lớn trong nước và các hội chợ thương mại quốc tế với mục tiêu giới thiệu các hoạt động của doanh nghiệp, những doanh nghiệp này sẽ được ưu tiên và hỗ trợ trong các hoạt động quảng bá, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và ưu tiên trong bảo hộ thương hiệu.

Nội dung 2: Ln ln tơn trọng văn hóa, thói quen, sở thích NTD và bám sát họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

- Nắm bắt được văn hóa, thói quen, sở thích về nhu cầu sản phẩm của từng vùng cũng như của quốc gia để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng bằng việc cho ra đời những trang web, cách đưa tin, đăng hình doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông, đưa ra các thông điệp về sản phẩm sao cho phù hợp với thói quen của người tiêu dùng trở thành một phần của chiến lược quan hệ công chúng tổng thể.

- Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh chưa có nhiều các hoạt động PR, thiếu sự quan tâm một cách nghiêm túc đến thói quen của khách hàng, nhiều khi, sản phẩm họ làm ra chỉ mang nhu cầu tiêu dùng mà chưa vì cả sở thích của khách hàng. Một chiến lược PR như thế nào trước khi triển khai thực hiện vẫn là một thực tế rất ít doanh nghiệp quan tâm nghiêm túc. Điều này cũng dễ thấy được qua bảng phân bổ ngân sách truyền thông hàng năm. Ngân sách cho PR hoặc khơng có hoặc chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các hoạt động quảng cáo khác.

- Các hoạt động bán hàng là những cơ hội tốt để doanh nghiệp thu thập dữ liệu về khách hàng của mình, và cho biết sự khác biệt hay hấp dẫn đối với người mua, đó là một phần của việc nghiên cứu tiếp thị và có được những thơng tin phục vụ cho các hoạt động tiếp thị của mình.

Vũ Tuấn Anh - K5 87 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Sản phẩm được sáng tạo trên nền am hiểu văn hóa dân tộc chính là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gốm sứ – thủy tinh. ý tưởng sáng tạo nhưng luôn bám sát sản phẩm được chuyển tải sống động ra thực tế, tạo nên sự chuyên nghiệp trong từng sản phẩm gốm sứ. Đó có thể coi là những hoạt động tiếp thị quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng, tạo sự thân quen của khách hàng đối với sản phẩm đó. Ví dụ như sản phẩm gốm của Công ty CP Gốm sứ Minh Long, nắm bắt được nhu cầu, sở thích và tâm lý của người tiêu dùng, ngoài nhu cầu sử dụng, sản phẩm cịn phải có tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao. Vì vậy, sản phẩm với các ý tưởng sáng tạo của các nghệ nhân trong sản xuất, luôn mang được hồn Việt vào từng sản phẩm của mình. Đó chính là điều để Cơng ty CP Gốm sứ Minh Long thành công được như ngày hôm nay.

“…Với mong muốn sản phẩm của làng gốm đã có gần 1.000 năm tuổi sẽ có mặt và đứng vững trên thị trường thế giới, bằng sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, cùng sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, vừa qua thương hiệu Bát Tràng đã chính thức được ra mắt. Tuy nhiên, Giáo sư Trần Văn Hà cũng cảnh báo, tạo dựng thương hiệu đã khó, nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để đưa thương hiệu này phát triển một cách bền vững. Ơng Hà cho rằng, q trình hội nhập cho thấy, bất kỳ hàng hố nào dù có chất lượng cao nhưng quảng cáo vẫn là yêu cầu số 1. Với Bát Tràng cũng vậy. Cần phải đẩy mạnh vấn đề này, phải nói rõ giá trị đồ sứ Bát Tràng so với các đồ sứ trong nước và nước ngoài. Nếu khách hàng biết giá trị đồ sứ này như thế nào, gắn với nền văn hoá ra sao, chắc chắn người ta sẽ lựa chọn.

Tuy nhiên đã quảng bá, mở rộng thị trường, bên cạnh việc tham gia các hội chợ quốc tế, đưa sản phẩm tới các điểm bán lẻ đi kèm với những sản phẩm du lịch, tham quan làng nghề, Bát Tràng vẫn còn nhiều điều phải làm.”

Nội dung 3: Tận dụng tối đa mọi sự kiện, mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp và ln ln có mặt vào nhóm người đầu tiên trong các sự kiện đó, chợp

Vũ Tuấn Anh - K5 88 Khoa Kinh tế và Quản lý

thời cơ để gây thiện cảm với NTD, gây lòng tin và tạo sự trung thành với NTD (tạo ra tình yêu lâu dài).

- Vấn đề về đóng góp với xã hội phải được thực hiện và coi đó là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội, luôn quan tâm tới các hoạt động xã hội, trợ cấp và ủng hộ thường xun nếu có điều kiện cho các cơng việc từ thiện, quỹ xóa đói, giảm nghèo…, xây nhà tình nghĩa chocác bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

- Tổ chức các cuộc hội thảo về phát triển sản phẩm gốm sứ – thủy tinh công nghiệp tại nhiều địa phương trong cả nước. Đây sẽlà nơi các làng nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân… giao dịch, chào hàng, ký kết hợp đồng với khách hàng, là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi kinh nghiệm về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu… là nơi để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình đến với khách hàng, người tiêu dùng. Hội chợ còn mang ý nghĩa quan trọng thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của các làng nghề về các sản phẩm gốm sứ ngày càng phát triển trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thơng cáo báo chí, quảng cáo bằng những bài viết về những sản phẩm mới. Các khách hàng tiềm năng ln ngưỡng mộ, và nhanh chóng ra quyết định khi có những bài viết về sản phẩm mà mình đang có ý định, thậm chí cả khi bài viết đó xuất hiện ở những trang báo chí có lượng bản in không lớn lắm.

Trên thực tế, khi thể hiện một bài viết, doanh nghiệp đã thể hiện cho khách hàng thấy được sự đáng tin cậy. Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể khuyến mại đính kèm khi bán sản phẩm mới, điều đó có tác dụng lan toả rất lớn đối với tên tuổi và danh tiếng của doanh nghiệp. Chưa kể tác giả của bài viết thường sẽ là nguồn phỏng vấn ưa thích của các đài phát thanh, truyền hình.

- Tổ chức ra những giải thưởng kinh doanh để các nhân viên kinh doanh cũng như khách hàng có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh mới sao cho

Vũ Tuấn Anh - K5 89 Khoa Kinh tế và Quản lý

phù hợp với thị trường và tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Nhiều giải thưởng kinh doanh được giới truyền thông tài trợ, quảng bá, nên đây sẽ là cơ hội tốt để giới thiệu tên tuổi cho những sản phẩm mới, kể cả những sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp và viết nên những câu chuyện về những sản phẩm đó. Đây quả là một cơ hội PR tuyệt vời để doanh nghiệp có thể cơng bố với các khách hàng hiện tại và tiềm năng trên trang web hay trên các tài liệu tiếp thị như một cách khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

- Quan tâm đến khách hàng trong mọi tình huống, mọi trường hợp, đó là phương pháp tốt nhất khi làm công tác PR. Với phương pháp này, doanh nghiệp luôn gây được thiện cảm mạnh mẽ của khách hàng, khách hàng sẽ luôn trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp. Như chiến dịch quảng bá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)