Với những cơ sở lý thuyết trên, có thể thấy được nhiệm vụ để tạo nên sự thành công của một thương hiệu thật không đơn giản, nên việc phân tích, để đưa ra được các giải pháp nhằm xây dựng được một thương hiệu mạnh cho sản phẩm Gốm sứ – Thủy tinh công nghiệp là hết sức cần thiết. Điều khó khăn hiện nay là vì đặc thù của từng doanh nghiệp và các làng nghề là hồn tồn khác nhau, làm sao để có đủ tiềm lực tài chính, đủ các cơ chế và chính sách để có thể tiến hành việc xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp và làng nghề (ngoài những doanh nghiệp và làng nghề đã có vị thế trong thị trường và được người tiêu dùng quan tâm). Đó khơng chỉ đơn thuần là những thành cơng về tài chính, tần số quảng cáo xuất hiện trên thông tin đại chúng, những thông cáo báo chí đến với người tiêu dùng… mà cịn phải là chất lượng của sản phẩm, sự trường tồn của doanh nghiệp, mức độ tiến bộ của khoa học công nghệ, chiến lược sáng tạo nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng, mức độ thông tin và những thành quả đột phá sẽ mang đến sự thành công cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp có thể làm tốt việc phát triển văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp của mình nhưng nó chỉ phát huy được trong nội bộ doanh
Vũ Tuấn Anh - K5 23 Khoa Kinh tế và Quản lý
nghiệp mà thiếu mất những hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm của mình ra thị trường, đến với người tiêu dùng và khách hàng. Vì vậy, có thể nói nội dung của chương này nhằm tập trung làm rõ các lý thuyết cơ bản về khái niệm thương hiệu, định nghĩa, chức năng, vai trị và mơ tả phương pháp quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn để xây dựng một thương hiệu mạnh, hồn hảo, cạnh tranh trên thị trường, đó là phương pháp xác định vai trị của văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp và đối với người tiêu dùng, hoạt động quảng bá, PR của doanh nghiệp và thực trạng môi trường sản xuất Gốm sứ - Thủy tinh cơng nghiệp, đó là vấn đề rất bức xúc hiện nay.
Đặc biệt, trong vấn đề mơi trường, vì nó là một vấn đề lớn, cho nên ở đề tài này, chỉ xin được dừng lại trong phạm vi môi trường đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp và làng nghề sản xuất Gốm sứ – thủy tinh công nghiệp. Tiếp theo, xin được đề cập ở chương hai là đánh giá thực trạng của ngành sản xuất Gốm sứ - Thủy tinh công nghiệp hiện nay, nêu ra được những tiêu chí nổi bật của ngành và tiếp tục được phân tích về văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, về các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, các hoạt động PR và các điều kiện về môi trường của người lao động trong ngành và ở các làng nghề hiện nay.
Vũ Tuấn Anh - K5 24 Khoa Kinh tế và Quản lý
Dây chuyền sản xuất bóngđèn huỳnh quang tại Cơng ty Bóng đèn Phích nước Rạng Động
Chương 2