Phân tích thực trạng văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất gốmsứ – thủy tinh công nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 54 - 58)

kinh doanh của ngành sản xuất gốm sứ thủy tinh công nghiệp Việt Nam

2.4. Phân tích thực trạng văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất gốmsứ – thủy tinh công nghiệp.

Trong những năm gần đây, đã có một sự thay đổi lớn trong nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề phát triển văn hóa kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp. Một thực tế tồn tại suốt trong thời gian qua và cả trong những năm gần đây là tình trạng phần lớn các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không đầu tư hoặc đầu tư khơng thích đáng cho việc phát triển văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp

Đăng ký bo h nhãn hiu quc tế

Cc s hu công nghip

Văn phịng v tiêu chun s hu trí tu

Vũ Tuấn Anh - K5 47 Khoa Kinh tế và Quản lý

mình. Vấn đề này sẽ là một sức ì lớn, cản trở khả năng phát triển của các doanh nghiệp trước làn sóng tấn cơng từ bên ngồi trong tiến trình hội nhập của kinh tế Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp muốn phát triển văn hóa kinh doanh cần phải giải quyết tốt ba vấn đề sau đây:

Thứ nhât, nhiều doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp chưa nhận thức được văn hóa kinh doanh là vũ khí cạnh tranh, quan niệm của doanh nghiệp vẫn xuất phát từ mục tiêu ngắn hạn, dưới sức ép của doanh số, thiếu tầm nhìn mang tính chiến lược.

Thứ hai, ngân sách dành cho hoạt động này vẫn còn quá khiêm tốn, gần như chỉ dừng lại ở việc trang bị bảo hộ lao động, quần áo đồng phục cho người lao động… Nguyên nhân một phần là do qui định quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước còn quá chặt chẽ. Tại các làng nghề, doanh nghiệp tư nhân, người quản lý chỉ chú trọng đến sựphát triển sản phẩm của mình, quan tâm cho bản thân mà quên mất quyền lợi của người lao động, khơng để ý, khơng biết đến văn hóa trong kinh doanh, sản phẩm sản xuất mang tính thủ cơng, truyền thống do lao động địa phương nên cũng không chú trọng đến việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh tại cơ sở sản xuất của mình.

Thứ ba, Đa số các doanh nghiệp trong ngành sản xuất gốm sứ – thủy tinh cơng nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách về vấn đề này, nên khó xây dựng được những chiến lược dài hạn, thiếu đầu mối huy động sự phối hợp tập thể của tồn doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có bộ phận này thì lại chưa giải quyết được vấn đề đãi ngộ đối với lực lượng chuyên trách. Tình trạng nàycó thể dẫn đến những khó khăn về nhân sự khi xuất hiện ngày càng nhiều các cơng ty nước ngồi tham gia vào thị trường và tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ khó tránh khỏi.

Nhiều doanh nghiệp quản lý, làm ăn theo kiểu tự phát, không quản lý theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ, vốn ít, việc đầu tư tái sản xuất và mở rộng chủ yếu nhờ vào lợi nhuận chưa phân phối, lấy

Vũ Tuấn Anh - K5 48 Khoa Kinh tế và Quản lý

lãi bù đắp dần chi phí, ít sử dụng nguồn vốn tín dụng, do đó việc đổi mới cơng nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm rất hạn chế, khả năng cạnh tranh thấp. Đó là những biểu hiện về văn hóa khơng lành mạnh của một số doanh nghiệp trong Ngành và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải được giải quyết một số vấn đề sau:

- Tự mãn về hiệu quả làm việc của doanh nghiệp;

- Khơng thấy được tính cấp thiết của việc giải quyết những vấn đề, yêu cầu của khách hàng;

- ít có sự đổi mới trong dịch vụ và các sản phẩm của doanh nghiệp cũng như cung cách phục vụ khách hàng;

- Đội ngũ nhân viên ln bị động, ít chủ động trong việc thay đổi và cải tiến cơng việc và có thái độ dựa dẫm, trơng chờ vào cấp trên;

- Nhân viên trong doanh nghiệp gồm cả những lãnh đạo cấp cao lại làm việc máy móc và hồn tồn khơng nhạy bén trong việc hoạch định, lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp;

- Đội ngũ lãnh đạo thì chậm trong việc xử lý những người làm việc không hiệu quả;

- Nhân viên trong doanh nghiệp thì chấp nhận cách làm việc kém hiệu quả và để mặc cho nó dẫn đến sự sa sút chung của doanh nghiệp.

Những miêu tả trình bày trên có thể coi là đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp chưa phát triển ở một số ít doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp, và họ sẽ thường đưa ra các giải pháp trước mắt để giải quyết tình trạng trên.

Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp hợp lý, các doanh nghiệp nên tiến hành đánh giá về sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp bởi sẽ mất rất nhiều thời gian để quá trình thay đổi này tỏ rõ tính hiệu quả của nó.

Vấn đề then chốt là các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp cần phải thay đổi văn hóa của doanh nghiệp mình trước khi những tình trạng khơng mong muốn như trên trở nên không kiểm soát được. Đương

Vũ Tuấn Anh - K5 49 Khoa Kinh tế và Quản lý

nhiên là mỗi doanh nghiệp trong hồn cảnh đó cũng khơng phải là thực hiện quá nhanh q trình thay đổi văn hóa của doanh nghiệp hoặc thay đổi quá khiêm tốn, bởi làm như vậy sẽ đe doạ sự tồn tại của chính doanh nghiệp.

Do đã có một thời gian dài, lực lượng sản xuất của Ngành bị phân tán do nhiều chủ thể quản lý, khơng quan tâm, thậm trí là khơng nghĩ đến văn hóa kinh doanh làm chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên hiệu quả tổng hợp của Ngành nhìn chung là chưa cao, nhiều nguồn lực phục vụ cho sản xuất chưa được phát huy, chủng loại sản phẩm khơng được mở rộng và có sự phát triển chồng chéo, kém hiệu quả ở một số nhóm sản phẩm. Nguyên nhân chính là do Ngành chưa có một định hướng phát triển dài hạn, phát triển cho từng nhóm sản phẩm, để tạo nên một sự phối hợp, liên kết sản xuất giữa các nhóm và các thành phần kinh tế tạo sự phát triển tốt nhất cho Ngành phải được bắt đầu từ xây dựng văn hóa kinh doanh ngay trong từng mỗi doanh nghiệp của Ngành.

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về kết quả SX-KD của Ngành

(Tỷ đồng)

Các chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tăng trưởng

b.q gđ 02-06 Doanh thu 2763,56 2971,04 3239,17 4807,82 7275,76 30,5% Vốn KD Trong đó VCĐ 2617,25 1893,74 3057,84 2109,29 3173,02 2155,21 4642,32 2924,80 7391,75 4469,10 33,13% Lợi nhuận 187,81 189,89 195,5 175,51 302,83 15,5% Nộp ngân sách 179,45 201,24 214,61 320,68 427,22 44% Tổng số LĐ (1.000 người) 52,45 56,08 58,20 61,28 62,84 6,38% Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 3, 6,9,12 - Quy hoạch phát triển ngành Gốm sứ – Thủy tinh CNVN đến năm 2010.

Quá trình hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thủy tinh công nghiệp trong những năm gần đây và kế hoạch của những năm sắp tới đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Tốc độ phát triển của Ngành đã được cải thiện một cách đáng kể, đạt trên 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt trên 500 triệu USD, hiện

Vũ Tuấn Anh - K5 50 Khoa Kinh tế và Quản lý

đã có trên 1.000 doanh nghiệp và hộ sản xuất - kinh doanh đang hoạt động, thu hút khoảng gần 70.000 lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thủy tinh công nghiệp thực tế đã, đang và sẽ tiếp tục làm trong tương lai là chú trọng vào hiệu quả làm việc của doanh nghiệp mình, sớm tiếp cận thị trường nước ngoài nên dự cảm được những thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới để có sự chuẩn bị đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 54 - 58)