Tổ chức liên kết sản xuất, tạo đầu ra cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 66 - 67)

kinh doanh của ngành sản xuất gốm sứ thủy tinh công nghiệp Việt Nam

2.5.3. Tổ chức liên kết sản xuất, tạo đầu ra cho sản phẩm.

Đây là hình thức tổ chức sản xuất cịn ít được thực hiện trong ngành Gốm sứ - Thủy tinh cơng nghiệp, mặc dầu nó đã tỏ ra rất có hiệu quả, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ

* Liên kết sản xuất theo vệ tinh:

Tập trung giữa các hộ sản xuất và doanh nghiệp đối với các sản phẩm gốm sứ ở khu vực Bát Tràng do Công ty CP Gốm sứ - Thủy tinh cơng nghiệp Việt Nam chủ trì đã thu được kết quả khá tốt và được nhân rộng trong phạm vi từng vùng. Sản phẩm được nung đốt theo hình thức này đảm bảo chất lượng ổn định, giá thành hạ, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

Liên kết sản xuất vệ tinh còn được thực hiện trong khâu sản xuất các phụ kiện cho các sản phẩm chiếu sáng, vật liệu điện và các sản phẩm phích nước. Các doanh nghiệp chủ đạo của từng loại sản phẩm này luôn nghiên cứu để triển khai hình thức sản xuất vệ tinh cho loại sản phẩm của mình để tiết kiệm trong đầu tư.

* Liên kết sản xuất để tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường:

Hình thức liên kết này đã mang lại hiệu quả rõ ràng trong việc tạo nguồn hàng phục vụ xuất khẩu của các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ. Đặc biệt việc đẩy mạnh liên kết giữa các hộ sản xuất và các doanh nghiệp ở các làng nghề. Tuy nhiên, hiện tại đang xuất hiện tình trạng bán phá giá của một số cơ sở sản xuất ở các làng nghề. Tình trạng này đã gây nhiều thiệt hại cho các cơ sở khác. Vì vậy, cần sự có mặt của các hiệp hội, trung tâm đứng ra trợ giúp.

Ngồi ra, hình thức liên kết sản xuất còn tạo cho các doanh nghiệp có sản phẩm mới, nhờ uy tín của một số sản phẩm cùng loại,có khả năng thâm nhập thị trường. Trường hợp điển hình ở đây là sản phẩm bóng đèn huỳnh quang của Cơng ty CP Thủy tinh Phả Lại lấy tên nhưng phía dưới có ghi chú “Sản phẩm được sản xuất tại cơ sở Phả Lại - Hải Dương”, nhờ vào phương pháp này mà Rạng Đông đã giúp cho Công ty Phả Lại trong khâu tiêu thụ sản

Vũ Tuấn Anh - K5 59 Khoa Kinh tế và Quản lý

phẩm. Làm được việc này, rõ ràng là phải có sự tác động của Bộ Công Thương, và lẽ đương nhiên là có sự hỗ trợ trực tiếp về kỹ thuật và quản lý của hai người anh là Rạng Đơng và Điện Quang.

ở nhóm các sản phẩm thủy tinh, phương thức tổ chức liên kết sản xuất cũng được thực hiện để tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Hiện tại, khả năng cung cấp các sản phẩm thủy tinh thông dụng ở Việt Nam đã vượt xa nhu cầu, nhưng lại chỉ tập trung vào một số ít chủng loại sản phẩm như chai miệng hẹp, ống thủy tinh y tế cấp II… để tạo đầu ra cho sản phẩm, đã có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất thủy tinh với các ngành thực phẩm, đồ uống, giải khát… liên kết giữa các cơ sở sản xuất vật liệu điện với các cơ sở của ngành thiết bị kỹ thuật điện, liên kết giữa các cơ sở sản xuất gốm sứ điện với ngành điện…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)