kinh doanh của ngành sản xuất gốm sứ thủy tinh công nghiệp Việt Nam
2.6. Phân tích về thực trạn gô nhiễm môi trường trong sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp Việt Nam.
sứ – thủy tinh công nghiệp Việt Nam.
- Sản xuất bóng đèn huỳnh quang compact và bóng đèn trịn có chất thải rắn và chất thải khí, nhìn chung, các chất thải này ảnh hưởng không đáng kể đến mơi trường. Đối với chất thải khí, sự bốc hơi của thủy ngân trong quá trình sản xuất được xử lý thốt nhanh, cơng nhân đứng máy trong những dây chuyền sản xuất này luôn được trang bị bảo hộ và thực hiện bồi dưỡng độc hại, các cơ sở luôn được trồng cây xanh đảm bảo…
- Nguy cơ lớn nhất đối với người lao động làm việc trong nhà máy thủy tinh là bệnh bụi phổi, một loại bệnh không chữa trị được và luôn luôn tiến triển xấu theo thời gian, dù đã cách ly khỏi nguồn bệnh. Bệnh này gây ra từ các tác nhân: Bụi cát, bụi tràng thạch, bụi amiant, bụi mảnh do môi trường khơng sạch hoặc do rị rỉ từ thiết bị cũ kỹ, khơng kín hoặcngay tại các kho bãi chứa các loại này. Việc phòng tránh bệnh này là rất quan trọng và cần được quan tâm kỹ lưỡng và chặt chẽ.
- Tiếng ồn là nguy thứ hai, phát sinh từ các quạt cao áp, từ phản ứng cháy của nhiên liệu FO trong lò nấu thủy tinh, từ các thiết bị tạo hình và từ các thiết bị khác. Tiếng ồn trong các nhà máy thủy tinh đạt từ 70 – 90 decibel.
Vũ Tuấn Anh - K5 60 Khoa Kinh tế và Quản lý
- Nhiễm độc hóa học là nguy cơ thứ ba. Các nhà máy đều sử dụng các hóa chất độc để tinh luyện hoặc là cấu tử quan trọng của thủy tinh như arsenic (AS2O3), antimoin (SB2O3), thuốc trừ sâu (Na2SiF6), oxyt kẽm (ZnO), carbonate bary (BaCO3), oxyt chì (Pb3O4)… Việc tồn trữ, vận chuyển thao tác các hóa chất này cần được chú trọng kỹ. Lị cần được kín để các hơI hóa chất này khơng lan tỏa chung quanh lị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động.
- Lò thủy tinh, các thiết bị tạo hình và băng hấp khử ứng lực là nóng, nhất là chung quanh lị nấu. Hiện tại, khơng có nhà máy thủy tinh nào có mơI trường làm việc mát mẻ.
- Một loạt bệnh nghề nghiệp khác đã không được để ý đến: Các lò thủy tinh đều hoạt động ở nhiệt độ cao, 1500 0C. Bên trong lò, bức xạ cực đỏ là rất mạnh. Để quan sát và kiểm soát được hoạt động của lị, người cơngnhân vận hành và cán bộ kỹ thuật phải mở lỗ quan sát và nhìn vào trong lị, quan sát kỹ từngngóc ngách trong lị. Bức xạ cực đỏ chiếu thẳng vào mắt họ với cường độ cao. Do bức xạ cực đỏ khơng nhìn thấy được, nên người lao động vẫn cảm thấy bình thường khi nhìn vào trong lị mà khơng có kính quan sát. Lâu ngày, thủy tinh thể và võng mạc mắt của người lao động bị thối hóa và bị mù trước tuổi. Chỉ một số doanh nghiệp, liên doanh có kỹ thuật mạnh, ý thức được đến người lao động mới buộc cơng nhân phải mang kính bảo hộ, cịn lại hầu như tất cả các nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở tư doanh đều không lưu ý đến việc này.
- Tại các cơ sở sản xuất gốm sứ, ơ nhiễm khơng khí do khí thải nóng, hơi dầu và bụi than khi nung, các loại khí CO2, CO thải ra môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động và dân cư quanh vùng.
- Nung củi, than, nhất là ở Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương đã gây ra nạn tàn phá rừng, ảnh hưởng đến mơi trường khí hậu và con người.
Bụi bẩn do chế biến nguyên liệu cho ngành gốm sứ, mảnh phế thải không được sử dụng lại.
- Do trình độ cơng nghệ và trang thiết bị ở hầu hết các cơ sở khai thác và chế biến NVL hiện nay chủ yếu là thủ công và bán cơ giới, nên điều kiện làm việc của người lao động tại các cơ sở khai thác và chế biến NVL cịn rất vất vả và khó khăn.
Ví dụ về vấn nạn ơ nhiễm mơi trường tại làng nghề Bát Tràng: Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, sản phẩm của Bát Tràng không chỉ phục vụ nhu
Vũ Tuấn Anh - K5 61 Khoa Kinh tế và Quản lý
cầu trong nước mà cịn vươn ra thị trường nước ngồi, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư. Song song với sự phát triển đó thì sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề cũng đang đặt ra những vấn đề nan giải. Chính sự mở rộng phát triển làng nghề lại không đi kèm các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường đã làm cho môi trường ở làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hậu quả này do nhiều nguyên nhân, ô nhiễm môi trường không chỉ tác hại trước mắt mà nó ngấm dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống con người, người ta vẫn không khỏi lo lắng khi ô nhiễm môi trường ở làng gốm Bát Tràng hiện nay là rất lớn bởi tiếng ồn và bụi do các lò nung dùng than đá tạo ra. Vì thế lượng khí cácbonnic trong khơng khí ở đây ln vượt quá 3 lần mức cho phép, cịn mức bụi silic thì cao q mức cho phép 12 lần. Vào những ngày mưa, mặc dù đường làng đã được lát bêtông nhưng vẫn luôn lầy lội, đầy màu đen do sự rơi vãi của than, sỉ và phế phẩm.
Để cải tạo môi trường làng nghề Bát Tràng, Sở KHCN&MT Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có đề nghị các lị nung chuyển sang dùng gas thay cho than đá. Thế nhưng giải pháp này cũng không được thực hiện triệt để do làm như vậy sẽ nâng giá thành sản phẩm lên rất cao. Hàng năm, gần 1.000 lò nung gốm bằng than đốt hàng trăm tấn than và vật liệu làm cho đường bẩn, bụi, khơng khí, mơi trường ơ nhiễm, nồng nặc mùi than. Các lị gốm sứ thủ cơng nằm sát nhà ở của dân, theo kiểu "3 cùng" (ăn, ở, sản xuất), chưa được tách riêng. Tới đây cần phải sớm thực hiện quy hoạch, dành đủ 16 ha đất cho khu tiểu thủ công nghiệp mới hy vọng bớt ơ nhiễm. Mặc dù các lị ga có nhiều ưu việt nhưng giá thành cao, chưa được nhiều chủ đầu tư. Tuy các đường ngõ xóm đã được xã và dân bê tơng, cứng hóa, nhưng các đường trục của xã cịn là đường đất, chưa có rãnh thốt nước, mới mưa đã lầy lội, mới nắng đã bụi, khổ cả dân và khách.
Đặc biệt ô nhiễm môi trường ở làng gốm sứ Bát Tràng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, nhiều bệnh như hô hấp, viêm da, dị ứng ở mức cao. Nước sinh hoạt cũng chỉ gọi là sạch tạm thời. Với mật độ dân số rất cao, 2.500 người/km2. Mỗi năm, làng gốm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than và 100.000 tấn đất vật liệu để sản xuất các sản phẩm gốm sứ. Quá trình sản xuất này đã thải ra khoảng 130 tấn bụi/năm, và làm rơi vãi, loại bỏ
Vũ Tuấn Anh - K5 62 Khoa Kinh tế và Quản lý
khoảng 225 tấn đất vật liệu và than. Các lò nung của Bát Tràng còn thải ra khoảng 6.800 tấn tro xỉ/năm. Thêm vào đó, khói từ than và gỗ đốt lị đã gây ô nhiễm nghiêm trọng khơng khí trong làng. Kết quả là tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng rất cao. 70% dân số mắc bệnh rối loạn hệ hô hấp và hơn 80% bị đau mắt hột.
Đứng trước tình trạng bất cập trên, nhiều lò nung ở làng gốm Bát Tràng đã áp dụng công nghệ mới. Công việc nghiền và trộn đất thủ cơng đã được cơ khí hố; nhờ đó đã đạt được năng suất cao đáng kể. Các lị nung bằng khí gas dần thay thế các lị nung sử dụng than hay củi. Các công nghệ này ban đầu chỉ được áp dụng tại các công ty hay những hộ gia đình kinh doanh lớn. Nhưng sau đó, khi lợi ích kinh tế và môi trường của các công nghệ trên trở nên rõ ràng, các doanh nghiệp nhỏ cũng bắt đầu áp dụng chúng.
Kiểu lị nung mới có rất nhiều ưu điểm. Chúng ít gây ơ nhiễm, khơng tạo ra tro và khói, và do đó có rất ít bụi và đất thải. Chính vì vậy, điều kiện làm việc của thợ thủ công được cải thiện một cách đáng kể. Hơn nữa, tỷ lệ thành phẩm/nguyên vật liệu đầu vào đã được cải thiện đáng kể, đạt trên 90 %, cao hơn từ 20% - 40% so với lò bầu và lò hộp cũ đốt bằng than hoặc củi. Sự gia tăng hiệu quả sản xuất của lị nung bằng khí gas đạt được là nhờ khả năng duy trì nhiệt độ cao hơn (1.3600C) và ổn định hơn, cùng với khả năng vận hành tương đối dễ dàng của loại lò này so với những loại lò cũ. Việc đưa lị nung bằng khí gas vào trong sản xuất đồ gốm đã giúp làng gốm Bát Tràng nâng cao chất lượng sản phẩm, kể cả hàn xuất khẩu và hàng tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Cho đến nay, có hơn 200 lị nung bằng khí ga trong tổng số hơn 1.000 lị nung đang hoạt động tại làng gốm Bát Tràng. Cho dù chi phí nhiên liệu cho lị nung bằng khí ga cao hơn lị nung bằng than và củi, chi phí sản phẩm cuối cùng vẫn rẻ hơn vì khi sử dụng lị nung bằng khí ga, các chi phí chuẩn bị lị, chi phí lao động và các chi phí liên quan khác đều thấp hơn rất nhiều. Ví dụ, sử dụng lị nung bằng khí ga để sản xuất một chiếc bình lớn sẽ rẻ hơn 20% so với sử dụng lị nung bằng than. Chi phí sản xuất một chậu trồng cây khi sử dụng lị nung khí ga sẽ rẻ hơn 60% so với khi sử dụng lò than. Do vậy, mặc dù chi phí xây dựng một lị nung bằng khí gas cao, khoảng 150 triệu đồng so với 20-30 triệu đồng khi xây một lò nung bằng than, số lượng lò nung bằng
Vũ Tuấn Anh - K5 63 Khoa Kinh tế và Quản lý
khí ga vẫn khơng ngừng tăng lên. Bên cạnh những lợi thế kinh tế lâu dài , việc đưa lị nung bằng khí gas vào sử dụngđã cải thiện một cách đáng kể tình hình mơi trường tại làng gốm Bát Tràng.