Nhóm sản phẩm gốm sứ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 37 - 39)

kinh doanh của ngành sản xuất gốm sứ thủy tinh công nghiệp Việt Nam

2.1.3. Nhóm sản phẩm gốm sứ.

2.1.3.1. Số lượng cơ sở sản xuất: Toàn quốc gần 2000 đơn vị sản xuất gốm sứ các loại, trong đó chia ra:

- Quốc doanh: 4. + Trung ương 2. + Địa phương 2.

- Ngoài quốc doanh: Gần 2.000. + Doanh nghiệp: 153. + Hộ cá thể: 1.715. - Đầu tư nước ngồi: 11

Nhóm sản phẩm gốm sứ gồm 3 chủng loại sản phẩm chính là gốm sứ gia dụng, gốm sứ mỹ nghệ, và gốm sứ kỹ thuật. Trong những năm qua, các cơ sở sản xuất thuộc nhóm sản phẩm này đã có những đầu tư với nhiều qui mơ để làm đa dạng hóa sản phẩm.

- Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh cũng đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đa dạng hố sản phẩm. Điển hình là Sứ Minh Long I và II. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác được đầu tư xâymới.

- Bên cạnh đó, chính sách khơi phục làng nghề của Đảng và Nhà nước được các hộ sản xuất cá thể, doanh nghiệp tư nhân ở Bát Tràng, Quảng Ninh, Địng Nai, Bình Dương… hưởng ứng đầu tư vào sản xuất, nên đã tạo được nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhậpcho người dân.

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị SXCN nhóm sản phẩm gốm sứ

Đơn vị: %

Sản phẩm chính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Vũ Tuấn Anh - K5 30 Khoa Kinh tế và Quản lý

Gốm sứ mỹ nghệ 58,44 55,11 47,05 42,82 39,48 36,05 32,81

Gốm sứ kỹ thuật 13,17 15,47 21,54 22,94 23,61 24,01 26,45

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Bảng 8, trang 33, Quy hoạch Phát triển ngành Gốm sứ – Thủy tinh CN VN đến năm 2010. 2.1.3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

* Thị trường nội địa:

- Đối với sứ gia dụng:Sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu. Số còn lại là nhập ngoại và được thay thế bằng đồ nhựa và đồ thủy tinh.

- Đối với sứ mỹ nghệ: 75% sản lượng để xuất khẩu. Tiêu dùng trong nước khoảng 25%.

- Đối với sứ kỹ thuật: Đã đáp ứng được khoảng 97% nhu cầu các loại sứ cách điện có cấp điện áp từ 0,4 đến 35 kV. Riêng loại sứ cách điện có cấp điện áp từ 110 đến 500 kV phải hoàn toàn nhập ngoại.

* Thị trường xuất khẩu:

- Gốm sứ mỹ nghệ được xuất khẩu chủ yếu sang Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật, châu Âu, châu Mỹ và một số nước châu Phi.

- Gốm sứ gia dụng cao cấp, chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Đức, nhưng số lượng không đáng kể.

- Sứ điện, chủ yếu xuất sang các nước trong khu cực như sứ biến áp 0,4 kV – 45 kV sang một số thị trường khu vực Đông Nam á và Đông Bắc á. Một số sứ có cấp điện áp từ 52 – 76 kV được xuất khẩu tại chỗ cho các công ty liên doanh sản xuất thiết bị điện.

2.1.3.3. Công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.

- Công tác nghiên cứu ở các cơ sở sảnxuất gốm sứ phần lớn là nhằm giải quyết những khó khăn nẩy sinh trong sản xuất, do những đơn hàng địi hỏi có chất lượng, mẫu mã khác với dây chuyền quen thuộc của doanh nghiệp. Các

Vũ Tuấn Anh - K5 31 Khoa Kinh tế và Quản lý

đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giải quyết chất lượng men, xương, khâu nung. Việc nghiên cứu để thay thế nguyên liệu, cải tiến dây chuyền cơng nghệ ít được chú ý.

- Đào tạo nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp quốc doanh: Có đào

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 37 - 39)