Giáo dục tuyên truyền cho người lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 111 - 116)

- In tài liệu hướng dẫn cho người lao động biện pháp phòng chống khi làm việc trong môi trường độc hại

Hàng quý > 30

- Mở lớp tập huấn cho người lao động Hàng tháng >10

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2.2.5. Việc xây dựng giải pháp trên sẽ tạo ra được những lợi ích sau: - Người lao động sẽ tâm huyết hơn với nghề, với doanh nghiệp, các nghệ nhân sẽ được coi trọng hơn tại các làng nghề, có động lực hơn trong việc xây dựng các ý tưởng, sáng tác ra những sản phẩm mới tinh xảo và mang đậm phong cách, tâm hồn của người việt. Họ sẽ yên tâm hơn khi được làm việc trong môi trường lao động an tồn, sẽ n tâm hơn về các cơ chế, chính sách do Nhà nước quy định người lao động được hưởng khi tham gia lao động.

- Giảm được, không để xẩy ra những ách tắc và sự cố trong dây chuyền sản xuất, nhờ đó nâng cao được cơng suất, chất lượng sản phẩm.

- Là một vấn đề quan trọng và cần thiết của bất cứ một hệ thống quản lý môi trường nào trong bất kỳ các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh. Giải pháp được thực hiện sẽ giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và giảm lượng phát thải các chất thải vào mơi trường, mang lại lợi ích về mơi trường và kinh tế cho doanh nghiệp, làng nghề.

Vũ Tuấn Anh - K5 104 Khoa Kinh tế và Quản lý

3.2.2.6. Các điều kiện khuyến nghị của doanh nghiệp cho việc thực hiện giải pháp là:

- Để giải pháp thành công, đề nghị Bộ, Ngành cần quan tâm hơn nữa đến mơi trường của người lao động, cần có các chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp như hỗ trợ về vốn, về các chính sách ưu đãi… trong khi thực thi các giải pháp để nâng cao hiệu quả của giải pháp đi đến thành công.

- Thực hiện phương pháp tuyên truyền quảng bá, phổ biến các nguyên nhân và cơ hội cho người lao động, doanh nghiệp, để họ kịp tiếp cận khi tham gia vào cơng tác an tồn, bảo đảm mơi trường cho người lao động.

- Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp khi tham gia vào công tác bảo vệ môi trường như thuế nhập khẩu các thiết bị, cơng nghệ mới mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường.

3.3. Kết luận và khuyến nghị

Thực hiện được đúng những giải pháp nêu trên, các doanh nghiệp, làng nghề sản xuất gốm sứ – thủy tinh sẽ có điều kiện để phát huy có hiệu quả tiềm năng phát triển của mình, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng cao hơn nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và các ngành kinh tế – kỹ thuật khác, đóng góp quan trọng cho xuất khẩu và đặc biệt là góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa nơng nghiệp nơng thơn ở qui mơ tồn quốc, đặc biệt là nơi tập trung phát triển nhiều làng nghề, vùng nghề và khai thác, chế biến nguyên liệu.

Để giải pháp thực hiện tốt, xin được khuyến nghị một số vấn đề sau: - Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo tại doanh nghiệp, làng nghề, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của người lao động.

- Các doanh nghiệp cần sự ưu tiên cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực và tâm huyết.

- Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại và PR của doanh nghiệp phải phù hợp với tơn chỉ và mục đích.

Vũ Tuấn Anh - K5 105 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Đối với các cơ sở xản xuất cần di dời ra khỏi thành phố, để đảm bảo các điều kiện về sinh mơi trường, Nhà nước cần có cơ chế thích hợp cho việc xác định giá đất để doanh nghiệp có được nguồn tài chính phù hợp khi chuyển đổi, phục vụ cho việc di dời, đồng thời sử dụng nguồn vốn ODA cho việc nghiên cứu và xử lý các ô nhiễm môi trường lớn.

- Đề nghị nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động mơi trường tại các doanh nghiệp cũng như các làng nghề để khuyến khích phát triển.

Nghệ nhân làng gốm Bát Tràng

Phần kết luận và khuyến nghị

Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cùng với lợi thế của một nước đi sau trong CNH, HĐH, các doanh nghiệp cơng nghiệp có cơ hội nhập khẩu công nghệ tiên tiến, học tập các phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại, nhưng bên cạnh những thuận lợi thì những thách thức về ngành cơng nghiệp non trẻ chưa có thương hiệu nổi tiếng và không được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan và phi thuế quan làm cho sản phẩm công nghiệp, nhất là sản phẩm của các doanh nghiệp và làng nghề sản xuất gốm sứ – thủy tinh khơng chỉ khó tiếp cận thị trường nước ngồi mà cịn có nguy cơ bị mất

Vũ Tuấn Anh - K5 106 Khoa Kinh tế và Quản lý

thị trường trong nước do những lợi thế mà các doanh nghiệp nước ngồi đó có được là giá cả cạnh tranh, thương hiệu nổi tiếng.

Vì vậy, để hội nhập thành công, các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ – thủy tinh công nghiệp cần quan tâm không chỉ công nghệ sản xuất tiên tiến, giá cả nguyên liệu và sản phẩm hợp lý, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao mà điều cốt yếu là ngay từ đầu các doanh nghiệp và làng nghề cần chú trọng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm và thương hiệu cho doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển thương hiệu các doanh nghiệp cần lựa chọn mơ hình xây dựng phù hợp với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ việc điều tra, nghiên cứu thị trường xây dựng văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp, các hoạt động quảng bá, PR giới thiệu doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin… đến việc quan tâm tới môi trường lao động cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp để kịp thời có kế hoạch điều chỉnh nâng cao hiệu quả quảng bá thương hiệu phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để uy tín thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được củng cố và nâng cao.

Như vậy, xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm gốm sứ – thủy tinh công nghiệp Việt Nam cần chú trọng 3 vấn đề chính, chủ yếu sau:

Một là xây dựng văn hóa kinh doanh làm cơ sở cho việc phát triển của thương hiệu sản phẩm Gốm sứ – Thủy tinh công nghiệp Việt Nam

Hai là đề xuất phương án xúc tiến, quảng bá và hoạt độg PR cho sản

phẩm Gốm sứ – Thủy tinh công nghiệp Việt Nam

Ba là đầu tư nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho người lao động trong ngành sản xuất Gốm sứ – Thủy tinh công nghiệp Việt Nam

Một số khuyến nghị

* Về phía Nhà nước

- Việc xét tuyển, cơng nhận sản phẩm đạt thương hiệu từ trước đến nay tuy đã nền nếp nhưng chưa mang tính pháp lý. Các sản phẩm được bình chọn thương hiệu chủ yếu qua việc bình chọn ở các hội chợ hoặc do người tiêu

Vũ Tuấn Anh - K5 107 Khoa Kinh tế và Quản lý

dùng bình chọn, tơn vinh. Cần có một cơ quan có chức năng kiểm định, tổ chức việc bình chọn theo những tiêu chuẩn rõ ràng nhưn việc xét và công nhân tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO. Có nhưn vậy thì những sản phẩm đạt thương hiệu mới đảm bảo được tính chính xác. Mặt khác, do có tiêu chuẩn rõ ràng các doanh nghiệp có thể doạch định lộ trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp.

- Đưa nội dung hỗ trợ xúc tiến thương mại cho việc xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ gia dụng và kỹ thuật vào chương trình xúc tiến thương mại chung của Nhà nước, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển bền lâu và có hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trong tương lai.

- Đối với các cơ sở sản xuất có dự án đổi mới công nghệ nung đốt, Nhà nước cần có chế độ cho vay ưu đãi. Trước mắt cần hạn chế nhập khẩu các loại lò nung đốt tiết kiệm năng lượng mà trong nước đã sản xuất được.

* Về phía doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp cần nhanh chóng hình thành tổ chức (bộ phận) làm nhiệm vụ hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm. Một số doanh nghiệp đã có nhưng chủ yếu là tìm hiểu thị trường (phịng thị trường, phịng kinh doanh) nhưng chưa có bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá, hoạt động PR, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Bộ phận này phải đề xuất được phương án xúc tiến quảng bá, PR, lơ trình xây dựng thương hiệu, đưa thơng tin về sản phẩm, về doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, xây dựng lôgô cho doanh nghiệp, xây dựng website giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm... Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm tuy có khả năng cạnh tranh tốt (chất lượng, giá cả) nhưng cứ ngồi chờ kiểu “Hữu xạ tự nhiên hương” thì sẽ khơng cịn cơ hội cạnh tranh. Nhiệm vụ của bộ phận này là làm công tác thị trường một cách có văn hóa bằng phương pháp tự giới thiệu doanh nghiệp dưới nhiều hình thức có sự giúp đỡ của các phương tiện thơng tin và cơ quan truyền thông.

Vũ Tuấn Anh - K5 108 Khoa Kinh tế và Quản lý

- Làm tốt công tác kiểm định chất lượng sản phẩm. Khi đã có thương hiệu, thì việc gìn giữ thương hiệu, phát triển thương hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng là chất lượng sản phẩm. Để lọt ra ngoài thị trường một sản phẩm kém chất lượng sẽ gây nguy hại rất lớn cho thương hiệu, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chỉ bởi một sai sót nhỏ. Vì vậy, phải kiện tồn bộ phận KCS cho từng sản phẩm của doanh nghiệp, nhất là những sản phẩm đã có thương hiệu.

- Một yếu tố quan trọng nữa là con người, xây dựng thương hiệu và nâng cao hiệu quả của thương hiệu là việc kinh doanh có văn hóa. Điều này thực sự chỉ làm được khi môi trường của doanh nghiệp là mơi trường văn hóa. Việc giáo dục ý thức cộng đồng cho mỗi cán bộ nhân viên là rất cần thiết. Giáo dục phải đi đôi với đào tạo. Để những sản phẩm đạt chất lượng tốt, phải đào tạo cho cán bộ nhân viên. Doanh nghiệp cần xây dựng một quỹ đào tạo và có những đề án cụ thể cho việc đào tạo con người trong doanh nghiệp. Đây là việc làm vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược để xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hàng gốm sứ thuỷ tinh công nghiệp việt nam (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)