Phân loại chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 28 - 29)

- Phổ cập và tuyên truyền về bảo hiểm tiền gử

b Phân loại chiến lược phát triển

Tuỳ theo từng góc độ quan sát khác nhau mà chúng ta sẽ có các cách phân loại chiến lược và từ đó sẽ có các loại chiến lược khác nhau.

+ Căn cứ vào phạm vi chiến lược

- Chiến lược chung hay còn gọi là chiến lược tổng quát. Chiến lược chung của doanh nghiệp thường đề cập đến các vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài.

- Chiến lược bộ phận.Đây là chiến lược cấp hai. Thông thường trong doanh nghiệp, loại chiến lược bộ phận này gồm : chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược giao tiếp, chiến lược khuyếch trương….

+ Căn cứ vào hướng tiếp cận

- Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt. Tư tưởng chỉ đạo của việc hoạch định chiến lược ở đây là, không dàn trải các nguồn lực, trái lại cần tập cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

- Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối. Tư tưởng chỉ đạo việc hoạch định chiến lược ở đây bắt đầu từ việc phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Thơng qua sự phân tích đó, tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh.

- Chiến lược sáng tạo tấn công.Trong loại chiến lược này việc xây dựng chiến lược được tiếp cận theo cách cơ bản là ln ln nhìn thẳng vào vấn đề vẫn được coi là phổ biến, khó làm khác được để đặt câu hỏi "Tại

sao", nhằm xét lại những điều tưởng như đã kết luận. Từ đó có thể có được những khám phá mới làm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.

- Chiến lược khai thác các mức độ tự do. Cách xây dựng chiến lược ở đây không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt .

+ Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh

- Chiến lược kinh doanh cấp công ty. Là một kiểu mẫu của các quyết

định trong cơng ty, nó xác định và vạch rõ mục tiêu, mục đích, các tiêu đích của cơng ty, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty theo đuổi,tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt các tiêu đích của

cơng ty.

- Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược này được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ cơng ty, và nó xác định xem một cơng ty sẽ cạnh tranh như thế nào với một hoạt đồng kinh doanh cùng với vị trí đã biết của bản thân công ty giữa những người cạnh tranh của nó .

- Chiến lược cấp chức năng. Là chiến lược xác định cần phải hỗ trợ chiến lược cấp kinh doanh như thế nào. Những chiến lược ở cấp bộ phận chức năng như: nghiên cứu và phát triển, chế tạo, Marketing, nhân sự, tài chính …đều phải thiết lập thống nhất với các chiến lược cấp kinh doanh.

1.3.2 Sự cần thiết của hoạch định chiến lượcphát triển

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)