Cao để khuyến khích người gửi tiền vừa hạn chế rủi ro đạo đức.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 53 - 58)

- Đủ thấp để nâng cao sự thận trọng của người gửi tiền, tăng cường kỷ cương và góp phần làm ổn định hệ thống tài chính.

Theo số liệu khảo sát cuối năm 2000 tại 42 hệ thống bảo hiểm tiền gửi của các quốc gia trên thế giới cho thấy hạn mức chi trả của các nước cũng khác nhau về giá trị danh nghĩa. Hạn mức chi trả trung bình của các nước trên thế giới là 20.660 USD/người gửi tiền hoặc tài khoản; trong đó từ 120 USD ở Ukraina tới 243.520 USD ở Nauy. Theo khuyến cáo của IMF, để chia sẻ rủi ro và hệ thống bảo hiểm tiền gửi có thể bù đắp được những khoản tổn thất do đổ vỡ ngân hàng có thể mang lại thì giới hạn hạn mức chi trả nên xác định bằng khoảng 02 lần GDP/đầu người.

Thực trạng việc xác định hạn mức chi trả ở Việt Nam ở thời điểm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời được thực hiện dựa trên một số cơ sở

sau:

- Tham khảo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB, IMF… về xác định hạn mức chi trả để có thể chia sẻ rủi ro và tổ chức bảo hiểm tiền gửi bù đắp được những tổn thất thì mức bảo hiểm nên xác định khoảng 02 lần GDP/đầu người.

- Dựa vào mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, do các tổ chức tín dụng mới thành lập, quy mơ về mọi mặt hoạt động cịn hạn chế, năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn nhỏ bé, GDP/đầu người ở Việt Nam còn thấp.

- Tham khảo các hệ thống bảo hiểm tiền gửi có nét tương đồng. Từ những nghiên cứu và kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ cấu tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các đối tượng được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ở cuối năm 1988 thì số người có tiền gửi là đồng Việt Nam từ 30 triệu VND trở lên chiếm 76% tổng số người gửi tiền là đồng Việt Nam. Vì vậy, trong điều kiện đó, Chính phủ quy định hạn mức chi trả là 30 triệu VND/người gửi tiền (bao gồm cả gốc và lãi) là hợp lý.

Trong quá trình hoạt động, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã tiến hành khảo sát về cơ cấu tiền gửi được bảo hiểm tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Kết quả khảo sát cho thấy tại thời điểm cuối năm 2005, số người gửi tiền được bảo hiểm có khác khoản tiền gửi tới 45 triệu VND bình quân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm chiếm tỷ trọng khoảng 75% số người gửi tiền được bảo hiểm. Với hạn mức chi trả bảo hiểm thấp, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền có số tiền gửi lớn hơn hạn mức chi trả sẽ bị ảnh hưởng theo xu hướng giảm bớt lợi ích do vậy họ phải chia nhỏ số tiền gửi vượt quá hạn mức chi trả lập theo tên người khác để được hưởng bảo hiểm hoặc chuyển sang gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm khác nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Việc làm như vậy gây nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến tiền gửi được bảo hiểm. Việc này làm tăng chi phí xã hội về giấy tờ, thời gian giao dịch, chi phí

nhiều khi làm tăng thêm rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền trên đường, tạo mặc cảm của người gửi tiền đối với ngân hàng do gây khó khăn. Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi hiện đang áp dụng tại Việt Nam còn thấp so với so với mặt bằng chung do vậy khó có thể bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

2.2.4 Phân tích đối tượng tham gia bảo hiểm

Tham gia bảo hiểm tiền gửi là quy định bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có nhân tiền gửi của cá nhân. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh tốn, bao gồm các loại hình sau:

- Ngân hàng thương mại Nhà nước; - Ngân hàng thương mại cổ phần;

- Ngân hàng liên doanh;

- Chi nhánh ngân hàng nước ngồi; - Cơng ty tài chính;

- Cơng ty cho thuê tài chính; - Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Trên lãnh thổ Việt Nam có các tổ chức tuy có huy động tiền gửi của dân nhưng chưa có quy định hoặc được quy định không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi, đó là tổ chức huy động tiền tiết kiệm bưu điện, tổ chức huy động tiền gửi của các hội phụ nữ, nông

dân ...

Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi. Đa số các ngân hàng nước

ngồi có chi nhánh tại Việt Nam đã và đang tham gia bảo hiểm tiền gửi ở chính quốc nhưng việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam là cần thiết bởi:

- Hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam nhất định phải có phát sinh rủi ro do vậy cần phải có sự kiểm tra, giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn đối với Hệ thống ngân hàng Việt Nam mà các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng là thành viên;

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đảm bảo sự an toàn trong môi

trường hoạt động của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam do vậy các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam cần có sự tham gia, đóng góp và duy trì tiện ích do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đem lại.

Bảng 2.1 Các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi

(Tính đến hết Quý IV năm 2006)

BHTG

1 Ngân hàng thương mại nhà nước 05 2 Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị 26 3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông

thôn

07

4 Ngân hàng liên doanh 04

5 Chi nhánh ngân hàng nước ngồi 31

6 Cơng ty tài chính 05

7 Cơng ty cho th tài chính 02

8 Quỹ tín dụng nhân dân trung ương 01 9 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 933

Trong điều kiện hiện tại, nhiều tổ chức tín dụng mới chỉ chú tâm đến khía cạnh chi phí mà chưa ý thức được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm tiền gửi cũng như khái niệm bảo hiểm tiền gửi còn khá xa lạ với các tầng lớp dân cư nên việc bắt buộc các tổ chứ tín dụng và tổ chức khơng phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi là một quy định đúng đắn và phù hợptrong hoàn cảnh hiện tại.

2.2.5 Phân tích rủi ro trong q trình hoạt động

Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam do Bảo hiểm tiền gửi Việt nam đang thực hiện cũng như nhiều hệ thống bảo hiểm tiền gửi khác trên thế giới đều chứa đựng một số rủi ro như được hệ thống hóa ở tren. Rủi ro có 3 loại phổ biến như sau:

- Rủi ro đạo đức;

- Rủi ro của tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Bao gồm rủi ro thiếu vốn

hoạt động, rủi ro về vai trò chức năng và rủi ro về mơ hình tổ chức của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Đối với Việt Nam, do quy định tham gia bảo hiểm tiền gửi là bắt buộc đối với các đơn vị có huy động tiền gửi là các tổ chức tín dụng và các tổ chức khơng phải là tổ chức tín dụng nhưng hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng nên rủi ro Lựa chọn nhầm đối tượng tham gia bảo hiểm được loại bỏ.

Việt Nam là một nước có lịch sử phát triển kinh tế theo phương thức kế hoạch hóa tập trung trong nhiều năm; các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước chiếm ưu thế và giữ niềm tin chủ đạo trong nền kinh tế; ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm thị phần hoạt động vượt trội. Từ đăc điểm đó, việc đưa ra mơ hình Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận là phù hợp do đó đã loại trừ được Rủi ro về mơ hình tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Những rủi ro tiềm ẩn mà Bảo hiểm tiền gửi

Việt Nam cần quan tâm đó là: - Rủi ro đạo đức

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)