Năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 76 - 80)

- Rủi ro về vai trò và chức năng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

b. Phân tích tính dễ tổn thương của ngân hàng Việt Nam ảnh hưởng đến bảo hiểm tiền gử

2.2.8.2 Năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức còn rất trẻ so với các tổ chức tham gia bảo hiểm đã có bề dày hoạt động tại Việt Nam nên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn nhiều hạn chế đặc biệt là về năng lực tài chính. Thực tế là năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cịn rất khiêm tốn so với yêu cầu và mục tiêu hoạt động và chưa tương xứng với tốc độ phát triển của hệ thống tài chính. Tính đến thời điểm 21/12/2006, vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mới chỉ ở mức 1000 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tư chỉ là lãi của trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nhà nước và với yêu cầu hàng đầu là bảo đảm an toàn vốn nên mức thu nhập và tốc độ tích lũy vốn là thấp. Bên cạnh đó, phí bảo hiểm vẫn chưa được tính theo mức độ rủi ro của từng tổ chức tham gia bảo hiểm mà thu ở mức phí thấp, đồng hạng (0.15% / năm) nếu so với mức độ rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong giai đoạn đầu của thời kỳ hội nhập vừa qua nhưng vẫn tiềm ẩn khơng ít những điểm yếu nội tại là hoạt động trong điều kiện kém minh bạch và cạnh tranh khơng bình đẳng. Hệ thống tài chính ngân hàng là lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm khi Việt Nam tham

gia sân chơi thương mại quốc tế, cần phải nâng cao năng lực tài chính

của hệ thống ngân hàng nhằm góp phần phịng chống các hoạt động đầu cơ ngắn hạn mang tính chất trục lợi gây khủng hoảng kinh tế. Dịch vụ tài chính ngân hàng là dịch vụ đặc biệt và sự lành mạnh của nó sẽ quyết định sức khỏe của cả nền kinh tế nên chính phủ các nước đều phải dành sự quan tâm đặc biệt cho hệ thống dịch vụ này.

Tình hình tăng trường vốn từ năm 2003 - 2006

- Nguồn vốn điều lệ: Đến ngày 21/5/2003, nguồn vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được cấp là nhiều lần với tổng số tiền là: 1.000 tỷ đồng

- Tình hình tăng trưởng các quỹ được thể hiện qua biểu đồ trang bên.

Theo thông lệ quốc tế, quy mô tối ưu về vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi được thể hiện qua Tỷ lệ vốn mục tiêu (tỷ lệ giữa mức vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi / tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm) mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi của một quốc gia có được

Biểu đồ 2.1 Quỹ Đầu tư Phát triển

0 20 40 60 80 100 120 2003 2004 2005 2006

Biểu đồ 2.2 Quỹ dự phịng tài chính: 0 2 4 6 8 10 12 14 2003 2004 2005 2006

Biểu đồ 2.3 Quỹ dự phòng nghiệp vụ

0 100 200 300 400 500 2003 2004 2005 2006 Biểu đồ 2.4 Quỹ khác 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2003 2004 2005 2006

Phương pháp phổ biến nhất đã được các tổ chức bảo hiểm tiền gửi trên thế giới áp đụng để xác định tỷ lệ vốn mục tiêu là nghiên cứu các dự liệu trong quá khứ về các vụ đổ bể ngân hàng và những thiệt hại mà nó gây ra cho mỗi quốc gia để từ đó ước tính mức vốn tối thiểu mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần phải có. Một phương pháp khác là dự tính những thiệt hại mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ phải gánh chịu từ rủi ro của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, từ đó dự tính mức vốn mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần có. Hiện tại chỉ có Singapore, Canada và Hongkong áp dụng phương pháp này do đó là những quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống tài chính mạnh và hệ thống giám sát ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Do có sự khác biệt của từng hệ thống tài chính ngân hàng mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi mỗi quốc gia lại áp dụng phương pháp khác nhau để xác định mức vốn cần thiết nên tỷ lệ vốn mục tiêu của các quốc gia cũng khác nhau: Ví dụ tỷ lệ vốn mục tiêu thấp nhất là của bảo hiểm tiền gửi Ấn Độ là 0.05% và cao nhất là 10.11% của bảo hiểm tiền gửi Venezuela. Do sự phát triển của hệ thống ngân hàng Mỹ, năm 2005 Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật sửa đổi về BHTG Liên bang theo đó bãi bỏ tỷ lệ vốn mục tiêu cố định là 1.25% /Tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm (được quy định từ năm 1999) và quy định tỷ lệ mới là trong khoảng 1.15% đến 1.50%/ Tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Tháng 11/2006 tỷ lệ này của Công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ là 1.40%.

Như đã nói ở trên, tính đến thời điểm 31/12/2006 tổng vốn hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vào khoảng 1.660 tỷ đồng (trong đó 1.000 tỷ do Chính phủ cấp), chỉ chiếm 1.07% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Hoạt động tài chính ngân hàng của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong thời gian qua tuy nhiên vẫn tiềm ẩn khơng ít những điểm yếu cố hữu là hoạt động trong điều kiện kém minh bạch, cạnh tranh khơng bình đẳng, năng lực giám sát tổng thể nền kinh tế cịn

yếu. Nhận thức của cơng chúng về hoạt động bảo hiểm tiền gửi còn chưa

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)