Nội dung hoạch định chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 36 - 41)

- Phổ cập và tuyên truyền về bảo hiểm tiền gử

c. Nội dung hoạch định chiến lược phát triển

- Khẳng định quan điểm và đường lối phát triển

Đây là cơng việc trước tiên trong quy trình hoặch định chiến lược. Nó có một ý nghĩa quan trọng cho việc hướng định các công việc sau này, là căn cứ cho việc ra các quyết sách trong kinh doanh.

Xác định lại quan điểm và đường lối phát triển là nhằm xem xét lại và nhất trí về sứ mạng, các mục tiêu, chiến lược hiện tại vì tình hình và điều kiện hiện tại của doanh nghiệp có thể loại trừ một số chiến lược và hoạt động cụ thể hoặc là cho chúng ta biết rằng trong thời gian chiến lược tới chúng ta phải làm gì? Sứ mạng có một giá thị lâu dài, và là cơ sở để phân biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Nó xác định khu vực kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể là sản phẩm, dịch vụ cơ bản, những nhóm khách hàng cơ bản, nhu cầu thị trường lãnh vực kỹ thuật hoặc là sự phối hợp giữa các lãnh vực này. Sứ mạng chứa đựng tổng quát thành tích mong ước, tuyên bố với bên ngồi doanh nghiệp như là một hình ảnh cơng khai mà doanh nghiệp mong muốn.

- Phân tích và tiến hành dự báo mơi trường kinh doanh

Phân tích này nhằm xác định thời cơ và các đe doạn từ môi trường Các yếu tố của mơi trường gồm có:

+ Mơi trường kinh tế

Mơi trường kinh tế được đặc trưng bởi một loạt các yếu tố sau:

* Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao sẽ làm phát sinh thêm các nhu cầu mới cho sự phát triển các ngành kinh tế (cơ hội). Nhưng mối đe doạn mới lại xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh.

* Tỷ lệ lạm phát làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, đến hiệu quả của đầu tư, gây bất lợi cho doanh nghiệp hay cơ hội mới ?

* Tỷ lệ thất nghiệp tăng tạo cho doanh nghiệp cơ hội thuê lao động rẻ hay mối đe dọa của các dịch vụ cạnh tranh xuất hiện?

* Sự ổn định của đồng tiền, tỷ giá đe doạn gì hay tạo cơ hội gì cho doanh nghiệp ?

* Xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài thường tăng lên (hoặc ngược lại ) tạo cơ hội gì, đe dọa gì đối với doanh nghiệp?

* Thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người tăng (hoặc giảm) có mối đe doạn nào, có cơ hội, thuận lợi nào đối với doanh nghiệp ?

+ Môi trường chính trị - luật pháp

Sự ổn định hay khơng ổn định về chính trị, sự thay đổi luật pháp và chính sách quản lý vĩ mơ có thể gây sức ép hay tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn? Phải nhận thức được những cơ hội hay nguy cơ đối với từng sự thay đổi.

+ Môi trường kỹ thuật và công nghệ

Là yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của ngành và nhiều doanh nghiệp. Sự biến đổi công nghệ làm chao đảo nhiều lĩnh vực, nhưng lại làm xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoàn thiện hơn. Trong lĩnh vực điện tử, tin học, công nghệ sinh học doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến sự thay đổi công nghệ. Phải dành số vốn nhất định

cho nghiên cứu, ứng dụng và phát triển côngnghệ để hạn chế sự ảnh hưởng của môi trường này. Mặt khác, đứng trước mỗi sự thay đổi trong công nghệ của ngành, doanh nghiệp cần nhận thức được sự thách đố đối với mình, hay là cơ hội để áp dụng? Nhờ có vốn lớn có thể mua được sáng chế, áp dụng cơng nghệ mới để vươn lên hàng đầu trước đối thủ cạnh tranh.

+ Mơi trường văn hóa – xã hội

Khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, hoặc khi trình độ dân trí nâng cao thì doanh nghiệp sẽ thế nào ? Những nguy cơ nào đe dọa, những cơ hội nào có thể nắm bắt ? Nhiệm vụ của nhà quản lý, nhà hoạt động chiến lược phải phân tích kịp thời cả những thay đổi này, có như vậy thơng tin mới đầy đủ và có hệ thống giúp cho hoạch định chiến lược có căn cứ tồn diện hơn.

- Phân tích mối đe dọa của đối thủ mới và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện có

Doanh nghiệp phải biết được đối thủ nào mới xuất hiện. Nó có bị cản trở xâm nhập thị trường từ phía các đối thủ khác khơng ? Có thể làm gì để cản trở đối thủ này ?

Cường độ cạnh tranh đặc trưng bởi số lượng các đối thủ cạnh tranh và tỷ trọng đối thủ ngang sức chiếm bao nhiêu trong số đó? Các đối thủ ngang sức có những điểm nào mạnh hơn, điểm nào yếu hơn? Đánh giá chúng bằng hệ thống điểm thì doanh nghiệp đứng ở vị trí thứ mấy? Làm gì để vươn lên vị trí cao hơn ? Một loạt các câu hỏi trên cần phải trả lời.

- Phân tích áp lực của sản phẩm mới thay thế

Liệu có sản phầm nào xuất hiện trên thị trường làm người tiêu dùng bỏ thói quen tiêu thụ sản phẩm của mình khơng ? Vì sao người tiêu dùng thích sản phẩm của doanhnghiệp ? Có bao nhiêu loại sản phẩm tương tự như thế cản trở sự tăng trưởng của công ty ? Làm thế nào để sản phẩm thay thế suy yếu hoặc không gây cản trở sự cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường ?

Những câu hỏi như trên khơng thể bỏ qua. Khơng những thế, cần có câu trả lời sau khi phân tích.

- Phân tích quyền lực của khách hàng

Doanh nghiệp cũng cần phân tích khách hàng bằng việc trả lời các câu hỏi sau:

Những khách hàng nào quan trọng nhất ? Số lượng sản phẩm do những khách hàng đó tiêu thụ chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trên tổng số? Nếu khách hàng này từ bỏ doanh nghiệp liệu sẽ gây thiệt hại như thế nào đến doanh nghiệp ? Liệu có đối thủ nào cản trở khách hàng trung thành với doanh nghiệp và họ sử dụng phương thức gì để lơi kéo khách hàng ? Làm sao để có thể giữ được khách hàng cũng như phát triển thêm ?

- Phân tích quyền lực của nhà cung cấp

Phân tích quyền lực nhà cung cấp nào gây sức ép nhiều nhất đối với doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có được chiến lược ứng xử linh hoạt mộ khi đã có những sự chuẩn bị trước. Việc phân tích này bắt đầu bằng những câu hỏi: Nhà cung cấp nguyên liệu hay dịch vụ nào có quyền lực

mạnh nhất đối với cơng ty? Nếu nhà cung cấp gây cản trở bằng việc nâng giá dịch vụ hay sản phẩm, hoặc thay đổi điều kiện cung cấp thị gây thiệt hại cho công ty như thế nào ? Họ sẽ làm gì đối với mình và tại sao ? Doanh nghiệp phải làm gì để khơng bị lệ thuộc vào nhà cung cấp có quyền lực đó hoặc để nhà cung cấp tạo điều kiện cung cấp tốt nhất cho doanh nghiệp ?

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)