Phân tích mơi trường vĩ mơ 1 Phân tích mơi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 58 - 60)

- Rủi ro về vai trò và chức năng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

2.2.6 Phân tích mơi trường vĩ mơ 1 Phân tích mơi trường kinh tế

2.2.6.1 Phân tích mơi trường kinh tế

a. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam cam két mạnh mẽ và quyết tâm thực hiện lâu dài chủ trương, chính sách phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Thành tựu phát triển kinh tế nội bật trong những năm qua là:

- Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu của Tổng cục thống kê: năm 2006, tổng sản phẩm trong nước ước tính tăng 8,17% so với năm 2005. Mức tăng trưởng trên thấp hơn tỷ lệ tăng 8,4% của năm 2005 nhưng cao hơn mức tăng trưởng kinh tế bình quân theo kế hoạch đặt ra cho giai đoạn 2006-2010 là từ 7,5% đến 8% phấn đấu đạt trên 8,0%.

- Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đội ngoại đạt được những bước tiến quan trọng: Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định đa phương và song phương: Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Hiệp định tự do thương mại ASEAN (AFTA) và đặc biệt vào ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) sau 11 năm đàm phán. Việc gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Mặc dù đạt được những thành tựu kinh tế vĩ mô quan trọng nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như:

- Tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng và chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, chưa thực sự vững chắc; hiệu quả và năng lực cạnh tranh nền kinh tế còn thấp và chậm được cải thiện;

- Vai trị điều tiết, định hướng thị trường tài chính cịn nhiều hạn chế;

- Hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế. Với những ưu thế vượt trội về công nghệ, năng lực quản lý và tiềm lực tài chính, các hãng, cơng ty nước ngồi đang chủ động tham gia thị trường Việt Nam và sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt lên các thành phần kinh tế trong nước với quy mô vốn nhỏ, chất lượng hoạt động chưa cao và năng lực quản trị yếu kém.

b. Định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010

- Mục tiêu tổng quát: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền

vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; phát triển và hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo được nền tảng để đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác có hiệu quả các quan hệ kinh tế đội ngoại, bảo đảm tự chủ về kinh tế trong điều kiện tồn cầu hóa cao đồng thời nâng cao rõ rệt vị thế toàn diện của nước ta trên trường quốc tế. Phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Mục tiêu cụ thể: Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2010 theo

giá so sánh gấp 2.1 lần so với năm 2000. Quy mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1.520 – 1.600 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành), tương đương 85 – 89 tỷ USD và GDP đầu người bình quân khoảng 950 – 1000

USD. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006 – 2010 đạt 7.5% đến 8%. Tỷ lệ huy động vốn vào ngân sách nhà nước đạt 22% GDP, tổng đầu tư toàn xã hội khoảng 1850 – 1969 nghìn tỷ đồng (theo giá năm 2005), tương đương 117 – 124 tỷ USD chiếm 37 – 38% GDP.

Trong điều kiện nền kinh tế liên tục biến động và xu thế hội nhập với quốc tế, với địa vị pháp lý pháp lý, năng lực tài chính cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ đối diện với nhiều khó khăn một khi xảy ra khủng hoảng trong nền kinh tế dẫn đến đổ vỡ mang tính dây chuyền trong hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)